Đó là bối cảnh của một quốc gia - một thể chế - một nền kinh tế “ngổn ngang vĩ đại” mà tác giả Ngô Hiểu Ba - một nhà báo Trung Quốc sắc sảo, tài năng - đã mở ra trong cuốn sách khảo cứu 30 năm sóng gió của mình.
Phóng to |
Sách do Alphabooks và NXB Lao Động ấn hành - Ảnh: Vy An |
Không tụng ca một chiều những thành tựu kinh tế, không miêu tả hào hứng những thương vụ thành công, cận cảnh cách làm tiền và tiêu tiền của các tập đoàn kinh tế, các thương hiệu từ tầm làng xã đến tầm quốc gia, khu vực, quốc tế; cái nhìn của Ngô Hiểu Ba soi vào bộ phận nhạy cảm nhất của nền kinh tế thị trường trong cải cách kinh tế: tầng lớp doanh nhân Trung Quốc.
Từ Niên Quảng Cừu - “lão ngốc” xứ An Huy - anh chàng tiểu thương chỉ biết viết có năm chữ Hán, 10 năm sau trở thành giám đốc công ty “Hạt dưa” - công ty đầu tiên ở Trung Quốc áp dụng hình thức kinh doanh có thưởng đến Trinh Nhạc Phân - người đàn bà chủ hội ở xứ Ôn Châu bị xử bắn vì tội đầu cơ trục lợi...
Thành tựu phi thường và số phận bi kịch của những doanh nhân lớn nhất đất nước này trong 30 năm mở cửa (từ 1978-2008) được phân tích một cách khách quan, tỉnh táo, thậm chí lạnh lùng, nhưng chính vì thế mà có sức hút và đáng tin cậy.
Cuốn sách quá dày và nặng, cả dung lượng lẫn trọng lượng. Cách viết linh hoạt, nhanh và lôi cuốn. Có rất nhiều thứ, hơn cả những bài học thương trường mà các doanh nhân lẫn những người không hề có ý định thành doanh nhân có thể thu nhận, rút tỉa, suy ngẫm, sợ hãi hay cảm phục từ cuốn sách này, hay đúng hơn, từ nền kinh tế có nhiều điểm “đồng khí tương cầu” với VN này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận