11/08/2013 08:34 GMT+7

Khởi nguồn đam mê khoa học từ người cha

HỒNG NHUNG
HỒNG NHUNG

TT - Sống với cha mẹ ở Tây Đức, ngay từ khi còn nhỏ Klaus Von Klitzing đã rất thích học toán. Cậu bé Klitzing luôn tự đặt cho mình rất nhiều bài toán rồi tự tìm đáp án.

Giao lưu với giáo sư từng nhận giải Nobel vật lýQuay lưng với khoa học cơ bản là sai lầmGS Klaus von Klitzing đến Quy Nhơn

Bên cạnh sở thích cá nhân, chính gia đình đã ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn con đường nghiên cứu khoa học sau này của ông. Klitzing có mẹ là nghiên cứu viên ở một viện nghiên cứu, nhưng người khởi nguồn đam mê cho ông chính là cha - nhân viên quản lý rừng.

JDkAcMVj.jpgPhóng to
GS Klitzing - Ảnh: Trường Đăng

"Phải tạo cho thế hệ trẻ niềm đam mê khám phá khoa học trước tuổi 15 vì sau tuổi ấy, sẽ có những đam mê khác trỗi dậy lấn át"

Từ năm Klitzing 7 tuổi, cha Klitzing thường nhờ Klizing tính toán giúp ông số lượng cây gỗ trong khu rừng, thể tích cây gỗ, tốc độ phát triển của cây. Mỗi lần như vậy, cha Klitzing sẽ “trả công” cho cậu 5 xu. Việc được cha coi trọng và còn được trả công hậu hĩ đã khiến Klitzing rất phấn khích mỗi khi được cha nhờ. “Tổng cộng tôi đã kiếm được khoảng 10 đồng nhờ những bài toán ấy. Đó chính là điểm khởi đầu cho đam mê toán học của tôi” - nhà bác học Klitzing nheo mắt cười thích thú khi nhớ lại thời thơ ấu.

“Điều kiện nghiên cứu vào thời điểm đó không được như bây giờ - GS K. V. Klitzing kể - Tôi có môi trường rất tốt để nghiên cứu, nhưng tôi không có thiết bị nghiên cứu nên luôn phải tìm mượn những người xung quanh. Ngày đó cũng chẳng có Internet để tìm tài liệu nên tôi luôn mang theo bên mình máy ảnh để chụp các tài liệu, sách tham khảo tối về nhà rửa ảnh ra nghiên cứu. Đến bây giờ dù đã nửa thế kỷ trôi qua, tôi vẫn giữ các cuốn tài liệu này”.

Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, K. V. Klitzing tiếp tục nghiên cứu sau tiến sĩ tại Anh bằng ngân khoản của chương trình hợp tác giữa Hiệp hội hoàng gia Anh và Đức. Sau khi làm xong sau tiến sĩ, ông trở về Đức xin việc ở viện nghiên cứu nhưng người ta từ chối vì ông không có chức danh giáo sư. Klitzing tiếp tục vác đơn đi xin việc ở các công ty, tại đây ông cũng bị từ chối với lý do đưa ra là ông quá giỏi, với kiến thức đó, nếu làm việc ở các công ty thì ông sẽ không hạnh phúc vì không phát huy được hết tài năng. Lúc này Klitzing khoảng 35 tuổi.

Vận may đến khi ông xin được quỹ Heisenberg một ngân khoản nghiên cứu khá lớn trong thời gian năm năm, ngoài ra quỹ còn cho ông thêm một mức lương 2.000 euro/tháng. Klitzing có thể cầm số tiền này đi bất cứ nơi nào ông muốn để làm nghiên cứu và ông đã chọn Grenoble. Chính tại nơi này, 2g sáng 5-2-1980, khi nghiên cứu điện dẫn Hall cho khí điện tử hai chiều ở nhiệt độ rất thấp, Klitzing đã khám phá về bản chất, điện dẫn Hall là hàm của cường độ từ trường vuông góc với mặt phẳng của khí điện tử và được mô tả dưới dạng đồ thị hình bậc thang của các đoạn ngang liên tục. Klaus von Klitzing trở thành ngôi sao sáng trên bầu trời vật lý khi đoạt giải Nobel vào năm 1985, lúc ông 42 tuổi.

HỒNG NHUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên