Phóng to |
Thiếu tướng Nguyễn Sơn Hà thuyết trình bản đồ theo dõi sự cố dầu loang - Ảnh: T.PHÙNG |
* Xin ông cho biết đã tính toán được thiệt hại của sự cố tràn dầu tại các tỉnh miền Trung và miền Nam nước ta chưa?
- Thiếu tướng NGUYỄN SƠN HÀ: Hiện nay các địa phương vẫn chưa có báo cáo thiệt hại nên chúng tôi chưa có con số thống kê chính thức. Tuy nhiên việc dầu loang đang gây nhiều thiệt hại về môi trường, nuôi trồng hải sản, du lịch cũng như kinh phí cho hoạt động thu gom.
* Sau hơn hai tháng phát hiện dầu loang tràn vào các bãi biển, đến nay đã xác định được nguyên nhân chưa?
- Ngày 1-2-2007, chúng tôi đã sử dụng máy bay khảo sát tại khu vực biển Quảng Nam và Đà Nẵng. Thời điểm đó có một tàu chở gỗ dăm bị chìm nên chúng tôi hướng nguyên nhân dầu loang do sự cố này. Tuy nhiên, xét nghiệm mẫu dầu thu được tại tám tỉnh miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Phú Yên) cho thấy có cùng nguồn gốc. Đây là dầu thô chưa qua chế biến, bị bay hơi phần nhẹ và phong hóa nhiều ngày trên nước biển nên bị vón cục. Có thể khẳng định dầu loang tràn vào miền Trung đợt từ 28-1 đến 5-2 là từ một nguồn.
Từ 11-3 chúng tôi nhận được thông tin dầu trôi vào Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó lan đến các tỉnh phía Nam. Đây là loại dầu có tính chất khác với dầu trôi dạt vào biển miền Trung. Chúng tôi đã phối hợp với Bộ Tài nguyên - môi trường, Cục Hàng hải, Bộ Ngoại giao, gửi thông báo cho các nước trong khu vực để xác định nguyên nhân.
Thống kê từ Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, lượng dầu trôi vào tám tỉnh miền Trung đã được thu gom là 1.482,5 tấn. Trong đó Thừa Thiên - Huế gom được 386 tấn, Quảng Nam 746 tấn, Hà Tĩnh 150 tấn. Đây là loại dầu bị phong hóa, vón cục nên rất khó đốt, phải chuyển về Đà Nẵng đốt bằng lò chuyên dụng. Đến ngày 27-3 đã thu gom được 50 tấn dầu ở Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo chiếm 40 tấn). Việc thu gom dầu tràn vẫn đang được triển khai tại các địa phương. |
- Ông Nguyễn Ngọc Sơn (chuyên viên chính của Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn): Tất cả mẫu dầu được chuyển cho các cơ quan phân tích để tìm nguồn gốc. Việc liên hệ với các nước để cùng tìm kiếm nguyên nhân dầu loang cũng được tiến hành.
Các nguồn thông tin về sự cố tràn dầu cũng được chú ý. Ví dụ như thông tin mỏ dầu ở khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc) bị sự cố trong bão Chanchu có thể gây tràn dầu, cũng được phân tích khả năng để tìm nguồn gốc gây sự cố. Viện Vật lý và điện tử đã vào cuộc và sử dụng kết quả phân tích ảnh để tính toán sự lan truyền, ảnh hưởng đến khu vực nào. Cái khó hiện nay là thời tiết không cho ảnh vệ tinh kết quả tốt và phải mất 12 giờ từ khi chụp mới cho ra kết quả phân tích ảnh.
* Sử dụng loại ảnh này có thể xác định chính xác vị trí để tiếp cận vết dầu không?
- Có những ảnh do chất lượng không đạt nên không xác định được vết dầu thì không sử dụng. Đấy là một nguồn tham khảo. Hiện nay mua được một ảnh vệ tinh rất đắt và tỉ lệ rất bé, chất lượng ảnh phụ thuộc vào thời tiết, mây mù. Chụp trên biển để bám theo sự di chuyển của vết dầu thì không biết bao nhiêu ảnh cho đủ.
* Khả năng dầu loang tràn vào các tỉnh miền Trung do nguồn dầu từ Trung Quốc đang là nghi vấn cao?
- Qua phân tích về nguồn gốc sinh học của dầu cho thấy khả năng từ các vỉa dầu VN là ít, vì thế nó liên quan đến những khu vực khác.
* Nếu xác định được nguyên nhân dầu loang từ đâu, chúng ta có đủ cơ sở pháp lý để bắt họ đền bù thiệt hại không?
- Theo công ước quốc tế, hai bên sẽ phối hợp với nhau để bàn về vấn đề này. Trong quan hệ quốc tế có trường hợp tàu chở dầu nước thứ ba đi qua vùng biển của các nước trong khu vực gây tràn dầu thì trách nhiệm không phải của nước đó nhưng họ phải có trách nhiệm thông báo. Nếu xảy ra ở VN mà có khả năng lan truyền sang Thái Lan, Indonesia thì mình phải cảnh báo cho họ. Theo thông lệ chung của quốc tế, người gây ô nhiễm chịu trách nhiệm đền bù chi phí khắc phục.
* Đến nay VN đã nhận được thông báo nào về sự cố tràn dầu từ các nước trong khu vực chưa?
- Bộ Tài nguyên - môi trường, Bộ Ngoại giao đang thông qua các kênh của mình để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến dầu loang trên biển. Còn về mặt hàng hải đến nay vẫn không có những vụ tai nạn nào liên quan đến tràn dầu thô trên qui mô lớn. Sự cố này cũng có thể do chấn động từ các trận động đất gây ra.
* Khi phát hiện dầu loang, chúng ta có đủ khả năng khoanh vùng và thu gom ngay trên biển để tránh dầu tràn vào bờ được không?
- Đây là loại dầu bị phong hóa, vón cục nên việc thu gom trên biển rất khó khăn. Vì dầu vón cục rất khó dùng phao khoanh để hút. Chúng ta vẫn đang cho tàu ra tìm vết dầu từ ảnh chụp của vệ tinh viễn thám để khoanh vùng xử lý. Cũng từ ảnh viễn thám, các cơ quan khoa học tiến hành xác định hướng trôi của dầu để có biện pháp giải quyết thích hợp.
* Nhưng phương tiện của chúng ta hiện nay có đủ khả năng đối phó với các sự cố tràn dầu?
- Nếu nói về năng lực, có khả năng đảm bảo được. Chúng ta có ba trung tâm ứng cứu sự cố tràn dầu. Trung tâm ở Hải Phòng đang đóng tàu kéo phao khoanh vùng trên biển. Còn trung tâm ở Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu thì mỗi trung tâm đã có 2.000m phao và tàu cùng các phương tiện để khoanh vùng xử lý.
Bến Tre: do sự cố dầu loang, tạm ngưng thả tôm nuôi TT - (Bến Tre, Trà Vinh) - Ông Kiều Văn Vị - phó chủ nhiệm HTX Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại (Bến Tre) - cho biết đến chiều 30-3, vệt dầu loang trên biển đã lan đến 1/2 chiều dài 10km bãi nghêu của HTX (phần diện tích gần cửa sông Ba Lai). Để tránh dầu loang tiếp tục gây thiệt hại nặng cho người nuôi nghêu, dự kiến bắt đầu từ 31-3, HTX sẽ huy động lực lượng xã viên thu dọn dầu vón cục và sớm khai thác nghêu thịt trên diện tích chưa bị dầu xâm nhập để bán. Qua sự cố dầu loang xâm nhập biển Bình Đại, sáng qua 30-3 Sở Thủy sản Bến Tre đã thông báo đến người dân ở ba huyện ven biển: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú tạm ngưng thả tôm nuôi và không lấy nước biển vào các ao nuôi cho đến khi có thông báo mới. * Trong khi đó tại Trà Vinh, chiều 30-3, ông Lâm Văn Trận - chủ nhiệm HTX nuôi nghêu Phương Đông, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải - cho biết do lượng nước sông Tiền, sông Hậu trong những ngày qua đổ mạnh đã đẩy dầu loang gần bờ ra khơi nên mật độ dầu nơi đây còn thấp, chưa gây ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích nghêu nuôi ở vùng biển Trà Vinh. Những hộ nuôi nghêu dự báo trong thời gian tới gió biển sẽ thổi mạnh, dầu có khả năng trôi dạt vào bờ mật độ dày hơn, nhưng đến thời điểm này các ngành chức năng tỉnh Trà Vinh chưa triển khai kế hoạch đối phó khi có sự cố ô nhiễm dầu. |
Đi tìm nguồn gốc dầu loang trên biển: Lộ dần “nghi can” số 1Dầu loang từ đâu?Dầu loang lan rộng, thiệt hại khó lường!Ngoài khơi bờ biển phía nam: Phát hiện dầu tràn trên diện rộng Dầu tiếp tục gây ô nhiễm vùng biển Dầu tràn trên biển từ đâu ra?Váng dầu tiếp tục lan rộng Vụ tràn dầu ở Tiền Giang: Không còn hiện tượng dầu loang trên biển Sự cố tràn dầu ở Tiền Giang: Sân nghêu... kêu cứu! Khó...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận