23/09/2020 09:50 GMT+7

Khi xóm làng Vĩnh Long khởi sắc

CHÍ HẠNH
CHÍ HẠNH

TTO - Mấy ngày mưa gió vì ảnh hưởng bão số 5, ông Sơn Mỹ Diên - trưởng ấp Phù Ly 2 (xã Đông Bình, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) - tranh thủ ghi cho xong sổ sách để nộp cho xã.

Khi xóm làng Vĩnh Long khởi sắc - Ảnh 1.

Diện mạo xóm làng ở Bình Minh (Vĩnh Long) khởi sắc - Ảnh: CHÍ HẠNH

Nói về xuất khẩu lao động ở xóm mình, ông Diên khoát tay một vòng rồi nói: "Chỉ tổ 11 này thôi cũng ngót nghét trên dưới chục người đã và đang tham gia xuất khẩu lao động sang Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan. Trong số đó có hơn một nửa là sang Nhật làm việc".

Đổi thay diện mạo xóm làng

Khi Chính phủ vừa có lệnh cho "mở cửa bầu trời", chuyến bay đầu tiên sau đợt dịch COVID-19 thứ 2 từ Hà Nội đến Tokyo (Nhật Bản) cũng có mặt cháu ruột ông Sơn Mỹ Diên là Sơn Quang Khải sang đó làm việc có thời hạn. 

"Mừng lắm, vừa nghe tin được bay sang Nhật, cháu tôi liền tổ chức ăn mừng chia tay chòm xóm. Ở xóm này chừng năm bảy năm về trước, nhà cửa của bà con toàn mái lá, tối om. Kể từ khi một số thanh niên trẻ sang Nhật làm việc, gửi tiền về cho cha mẹ, cuộc sống họ khấm khá hơn nhiều" - ông Diên nói.

Nguyễn Thị Kim Xuyến (29 tuổi, ngụ huyện Tam Bình, Vĩnh Long) đang rất hạnh phúc với một công việc vừa ý tại quê nhà. Xuyến kể mình từng tốt nghiệp cao đẳng ngành kế toán loại giỏi nhưng ra trường làm đủ thứ việc ở TP.HCM. 

"Một năm sau, tôi quyết chọn đi Nhật Bản làm việc, chỉ sau một năm là trả dứt nợ nần. Sau khi về nước, ngoài chuyện tích góp được một khoản tiền thì mình còn được các công ty săn đón mời làm việc ngay tại quê nhà. Đi Nhật mình học hỏi được rất nhiều thứ, trong đó cái tâm đắc nhất là văn hóa, tác phong làm việc của người Nhật" - Xuyến nói.

Vĩnh Long là tỉnh được biết đến có rất nhiều nhân tố biết giữ chữ tín khi sang làm việc tại Nhật Bản và là tỉnh đứng thứ 2 trong khu vực ĐBSCL về xuất khẩu lao động. Trong đó, có 80% là sang Nhật Bản làm việc có thời hạn.

Hiện chúng tôi đang có đề án liên kết giữ lại và tái sử dụng đội ngũ lao động từng tham gia làm việc ở Nhật. Đây là nhân lực chất lượng tốt để phục vụ phát triển quê hương Vĩnh Long.
Ông Lữ Quang Ngời (chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

"Đi học nghề, về làm chủ"

Những ngày này, một dãy phòng học tại Trường đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long luôn rôm rả tiếng học viên học Nhật ngữ. Đây là đội ngũ lao động, kỹ sư tương lai sẽ lên đường sang Nhật.

Bà Huỳnh Thị Mỹ Hà - phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Vĩnh Long - cho biết hiện toàn tỉnh có hơn 200 người đã có visa sang Nhật, hơn 800 người đang còn đào tạo tại các doanh nghiệp, nhà trường. 

Để có được kết quả này, "bốn nhà" cùng bắt tay nhau xuyên suốt. Đó là sự kết hợp của Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp và ngân hàng chính sách.

Ngoài việc liên kết tuyển dụng đội ngũ lao động phổ thông sang Nhật, hiện nay Vĩnh Long có 3 cơ sở giáo dục cùng tham gia đào tạo đội ngũ kỹ sư tương lai là các sinh viên ngay từ khi mới bước vào giảng đường để sau này đưa sang Nhật Bản. 

Điển hình như Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, ĐH Xây dựng miền Tây và Trường cao đẳng Nghề Vĩnh Long.

Khi xóm làng Vĩnh Long khởi sắc - Ảnh 3.

"Trong nhiều năm qua, xuất khẩu lao động đã góp phần quan trọng vào công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, mang ngoại tệ về cho đất nước nói chung và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, cũng như tạo điều kiện để người lao động tiếp xúc, học tập, trang bị thêm về chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, giao lưu văn hóa... góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh nhà, cũng như của đất nước" - bà Hà cho biết thêm.

Ông Lữ Quang Ngời - chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long - cho biết ngoài chính sách hỗ trợ người tham gia xuất khẩu lao động vay vốn của Chính phủ thì HĐND tỉnh cũng thông qua thêm gói hỗ trợ vay vốn xuất khẩu lao động đối với hộ nghèo, hộ chính sách và người dân tộc thiểu số. 

"Thực hiện tinh thần "lót ổ đón đại bàng", chào đón các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, hằng năm tỉnh sẽ thông qua các kênh xúc tiến đầu tư, qua kênh lãnh sự quán giới thiệu nguồn lực lao động quay về nước để mời gọi doanh nghiệp đầu tư về tỉnh nhà. 

Hiện chúng tôi đang có đề án liên kết giữ lại và tái sử dụng đội ngũ lao động từng tham gia làm việc ở Nhật. Đây là nhân lực chất lượng tốt để phục vụ phát triển quê hương Vĩnh Long. 

Ngoài ra, các em đi làm việc ở nước ngoài trở về còn được hỗ trợ phát huy, sử dụng nguồn vốn và các kiến thức, kỹ năng tích lũy được cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khởi nghiệp" - ông Ngời khẳng định.

xuatkhaulaodong

Đội ngũ kỹ sư tương lai của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long tham gia lớp tiếng Nhật - Ảnh: CHÍ HẠNH

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long - cho biết trường có 2 dạng đào tạo dành cho sinh viên lựa chọn: Một là đăng ký sang Nhật Bản làm việc ngay từ khi mới vào trường, tức là sau khi lấy bằng kỹ sư sẽ sang Nhật làm việc có thời hạn.

Loại hình này được đào tạo hoàn toàn miễn phí tiếng Nhật trong suốt quá trình học tập. Thứ hai là sinh viên có thể chọn sang Nhật thực tập 1 năm trước khi tốt nghiệp.

Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) diễn ra từ ngày 23-9 đến 26-9 tại hội trường Đài PT-TH Vĩnh Long.

Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 cho biết: Về kinh tế, ước tổng sản phẩm trong tỉnh Vĩnh Long (GRDP) giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 9,9%... Sản xuất nông nghiệp, thủy sản chuyển biến tích cực, thích ứng dần biến đổi khí hậu.

Công nghiệp, thương mại, xuất khẩu, dịch vụ phát triển khá. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh luôn duy trì ở nhóm tốt của cả nước, thu hút nhiều dự án đầu tư lớn và quan trọng nhất là hoàn thành trước 2 năm mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Về an sinh xã hội được quan tâm đặc biệt, thực hiện tốt chính sách đối với người có công và các đối tượng xã hội.

Công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng và tìm việc làm. Đến 2020, toàn tỉnh có 75% lao động có chuyên môn, kỹ thuật qua đào tạo, tăng gần 20 điểm phần trăm so với 2015. Duy trì tạo việc làm mới bình quân trên 20.000 lao động, trong đó có 1.300 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Về môi trường cũng thực hiện tốt các chủ trương bảo vệ bền vững, giải quyết xong các cơ sở ô nhiễm nghiêm trọng...

PCI xếp thứ 3 cả nước, một bước tiến mạnh mẽ của Vĩnh Long PCI xếp thứ 3 cả nước, một bước tiến mạnh mẽ của Vĩnh Long

Năm năm trước, Vĩnh Long bị 'bỏ xa' trên bản đồ xếp hạng về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), với vị trí thứ 19.

CHÍ HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Vĩnh Long xóm làng