12/12/2017 12:01 GMT+7

Khi nào cần điều trị lộ tuyến hoặc nang Naboth cổ tử cung?

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Lộ tuyến hoặc nang Naboth cổ tử cung là những biến đổi lành tính ở cổ tử cung, không phải là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung.

Khi nào cần điều trị lộ tuyến hoặc nang Naboth cổ tử cung? - Ảnh 1.

Ảnh: TTTTGDSK TPHCM

Lộ tuyến hoặc nang Naboth cổ tử cung là những biến đổi lành tính ở cổ tử cung, không phải là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung, không cần điều trị nếu lộ tuyến ít, không có viêm nhiễm… Chỉ điều trị khi lộ tuyến rộng, gây khó chịu cho người phụ nữ hoặc viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần.

Triệu chứng của lộ tuyến cổ tử cung

Các tế bào tuyến dễ chảy máu hơn và có thể tiết ra nhiều chất nhầy hơn các tế bào biểu mô gai, do đó lộ tuyến cổ tử cung có thể gây ra xuất huyết lắt nhắt, chảy máu, hoặc đau trong khi hoặc sau khi quan hệ tình dục. Đôi khi nó cũng có thể gây đau trong khi và sau khi phết tế bào tầm soát cổ tử cung. Các triệu chứng trên thường ít gặp. Nếu bất kỳ triệu chứng nào trên đây gây ra vấn đề cho bạn, bạn có thể gặp bác sĩ phụ khoa để thảo luận việc điều trị.

Nếu cần điều trị, bác sĩ thường áp dụng biện pháp đốt vùng lộ tuyến.

Khi nào cần điều trị lộ tuyến hoặc nang Naboth cổ tử cung?

Lộ tuyến hoặc nang Naboth cổ tử cung là một biến đổi lành tính ở cổ tử cung, do đó không cần điều trị, ngay cả khi ra huyết trắng mà không có nhiễm khuẩn. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chỉ điều trị Lộ tuyến cổ tử cung khi:

- Lộ tuyến rộng, tiết dịch nhiều, gây khó chịu.

- Lộ tuyến + viêm âm đạo cổ tử cung tái diễn.

- Có chỉ định điều trị khác: Lộ tuyến + vô sinh, lộ tuyến rộng + có nhu cầu đặt dụng cụ tử cung

Điều kiện: Không có viêm nhiễm, test acid acetic (-), phết tế bào cổ tử cung không có bất thường tế bào biểu mô.

Điều trị lộ tuyến cổ tử cung bằng cách nào?

Ba phương thức điều trị khác nhau được liệt kê dưới đây:

- Đốt điện là phương pháp sử dụng một dòng điện (gọi là diathermy) để đốt lớp ngoài cùng của cổ tử cung và thường được thực hiện dưới gây tê tại chỗ. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.

- Phương pháp thứ hai được gọi là đốt lạnh (hay áp lạnh). Bác sĩ sử dụng một vòi phun áp vào cổ tử cung và phun CO2 hoặc nitơ lỏng để làm đông đặc, phá hủy mô tuyến lộ bên ngoài.

- Phương pháp cuối cùng là sử dụng bạc nitrate để đốt các tế bào tuyến.

Hai phương pháp sau không cần gây tê cục bộ. Nên tránh giao hợp hoặc đặt tampon cho đến khi chỗ đốt lành hoàn toàn để tránh nguy cơ nhiễm trùng, thường là trong vòng bốn tuần. Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội mà không hết với các thuốc giảm đau, xuất huyết nặng hoặc các triệu chứng khó chịu sau khi điều trị, bạn nên liên hệ với bác sĩ.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên