Phóng to |
Cảnh sát hình sự và người dân tham gia bắt cướp trên đường phố tại Q.10, TP.HCM - Ảnh: T.T.D. |
Có nhiều điều cần nói xung quanh hiện tượng tội ác mang gương mặt trẻ này ở góc độ trách nhiệm của gia đình, xã hội.
Thiếu quan tâm, nuông chiều...
Khi nghe tin con mình cướp của, chém người, cha mẹ của những đối tượng cướp táo tợn này đều không tin con mình là cướp, mà cướp tàn độc, dã man chứ không chỉ đơn thuần là cướp của.
Người dân ở nơi những đối tượng cướp trẻ thuê phòng trọ khi được hỏi ai cũng sửng sốt: “Bọn nó hiền khô à, ở khu trọ ai cũng thương vì chúng rất ngoan ngoãn”.
Ẩn giấu sau vẻ “hiền khô” là những sát thủ máu lạnh chém người lương thiện cướp xe mà chẳng hề run tay. Thế mới biết vẻ ngoài ngoan ngoãn không chỉ đánh lừa các thành viên trong gia đình mà còn khiến người dân lương thiện cũng nhầm.
Một vài nét về nhân thân của kẻ thủ ác có hành vi cướp táo tợn thấy có điểm chung là đều có học vấn thấp, thường đang học trung học cơ sở bỏ ngang giữa chừng đi làm, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, một số trường hợp gia đình có cha mẹ ly hôn...
Hầu hết các trường hợp tội phạm trẻ có nguyên nhân cha mẹ, người thân ít hoặc không quan tâm đến con cái, không biết con mình làm gì, bạn bè của con tốt hay xấu, những dấu hiệu bất thường trong đời sống hằng ngày của con thế nào...
Con số thống kê tội phạm vị thành niên của Bộ Công an cho thấy 80% vụ phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên do gia đình bố mẹ ly hôn, ly thân, đối tượng hình sự, cờ bạc, hoặc bạo lực gia đình là một minh chứng.
Chính sự buông lỏng, thiếu quan tâm của cha mẹ, người lớn trong gia đình là mảnh đất màu mỡ cho hành vi sai lệch xã hội có đất sinh sôi, cây tội ác lớn lên trong hoang dại.
Kiểm soát tội phạm? Với các vụ cướp táo tợn không kém xã hội đen ở nước ngoài, người dân sẽ bất an và đặt câu hỏi: Vì sao những kẻ phạm tội có thể mua hung khí dễ dàng như ra chợ mua rau? Những của trộm cắp thường tiêu thụ ở nơi nào? Chẳng lẽ lực lượng chức năng không trả lời được câu hỏi này, và nếu trả lời được, vì sao cứ để nó tồn tại?... Các nhà quản lý xã hội, các ngành chức năng có trách nhiệm trong việc gìn giữ sự bình yên trong cuộc sống đời thường. Việc kiểm soát tốt tình hình tội phạm sẽ là câu trả lời thuyết phục nhất đối với người dân. Điều quan trọng là không nên để người dân phải sống trong sợ hãi. |
Từ góc độ tâm lý, các bậc cha mẹ thường yêu thương con, trong mắt mẹ cha chúng đều là những đứa trẻ ngoan ngoãn, dễ thương. Những người làm cha mẹ chỉ nhìn thấy ưu điểm của con cái, thậm chí yêu cả những tật xấu của chúng, thế mới có chuyện khi nghe thầy cô giáo hay người khác phản ảnh con cái họ có hành vi không tốt, phần lớn phụ huynh đều phản ứng thiếu tích cực, cho rằng thầy cô nhầm hoặc có thành kiến với con cái họ, một số cha mẹ đổ lỗi cho bạn bè của con lôi kéo chứ con của họ rất ngoan (!).
Yêu con theo kiểu này, thương con như thế bằng mười hại con, vì cái sai đang được nuôi dưỡng bởi tình thương yêu không đúng của các bậc làm cha làm mẹ sẽ lớn lên theo thời gian và một ngày nào đó có hành vi phạm pháp là chuyện tất yếu.
Xã hội nhiều cạm bẫy
Xã hội phát triển đem lại nhiều lợi ích, nâng cao chất lượng sống cho các tầng lớp dân cư nhưng đồng thời cũng mang đến những cạm bẫy, rủi ro luôn rình rập giới trẻ.
Chưa bao giờ công nghệ tin học, các phương tiện truyền thông lại phát triển như hiện nay, những lợi ích của công nghệ thông tin thật to lớn, song kèm theo đó là những mặt trái có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Game bạo lực tràn lan, báo mạng chăm chú khai thác các vụ án bạo lực, tiền và tình dục. Đó là chưa kể rượu chè, cờ bạc, nghiện hút khá phổ biến ở nhiều địa phương.
Đáng lo ngại trẻ em thường học cái hư, cái xấu nhanh hơn học cái hay, cái đẹp. Và những cái xấu lại nhiều và đang trộn lẫn với cái tốt, giống như cỏ dại mọc lẫn với cây lúa, khóm rau. Chợt nghĩ đến hình ảnh nhiều màu sắc sặc sỡ của cây nấm độc: hấp dẫn về hình thức nhưng lại chứa đựng sự chết chóc.
Thương và lo nhiều cho một bộ phận giới trẻ hiện nay, vì những lý do khác nhau dễ bị vẻ ngoài nhiều sắc màu đó lôi cuốn và trở thành con thiêu thân dưới ánh sáng của ngọn đèn cao áp.
Nghiên cứu xã hội học về tội phạm đô thị trên thế giới cho thấy đặc điểm chung: ở các TP lớn tỉ lệ tội phạm cao hơn các TP nhỏ, tội phạm ở các khu trung tâm nhiều hơn ở vùng ngoại ô. Tội phạm sử dụng vũ khí thường xảy ra ở các đô thị nhiều hơn nông thôn. Tội phạm ở các đô thị của VN hiện nay cũng đang chứng minh sự đúng đắn của kết luận này.
Đừng thờ ơ khi gặp cướpKhởi tố băng cướp chặt tay nạn nhânBị cướp ở mọi nơiTuyên chiến với cướp giậtCướp giật táo tợn trên đường phố Sài GònTáo tợn chặt tay người đi đường cướp tài sảnTôi là nạn nhân của cướp giật
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận