4.000 dân núi Cấm bị cô lập hàng thángTạm thông xe đưa hàng hóa lên núi Cấm
Phóng to |
Khẩn trương đưa lương thực, hàng hóa lên núi Cấm phục vụ cho dân - Ảnh Đức Vịnh |
Phóng to |
Đưa hàng lên núi Cấm - Ảnh: Đức Vịnh |
Khách du lịch hành hương cũng không thể lên núi tham quan, lễ bái… nên các di tích, ngôi chùa nổi tiếng trên núi vắng tanh như… chùa Bà Đanh.
Trước tình hình đó mỗi ngày địa phương khẩn trương bố trí xe tải vận chuyển lương thực, thực phẩm, hàng hóa, vật tư… lên cung cấp cho người dân. Ngoài ra một số tiểu thương cũng thuê người gánh hàng theo lối đường mòn lên núi bán nên giá cả các mặt hàng thiết yếu tương đối ổn định.
Hằng ngày xã An Hảo cử lực lượng đưa rước học sinh trên núi đi học. Với những trường hợp đi học xa thì xã vận động, tạo điều kiện cho các em tạm thời ở lại nhà người thân gần trường.
Hiện nay Công ty TNHH Hữu Duẩn được giao nhiệm vụ tách những tảng đá có nguy cơ tuôn đổ xuống đường ra khỏi vách núi, đồng thời giải phóng những tảng đá rơi nằm trên đường do sạt lở.
Ông Ngô Hồng Yến, chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên cho biết sau khi xử lý xong các điểm sạt lở và những tảng đá có khả năng xuống lòng đường (chưa biết kéo dài bao lâu) thì mỗi ngày xe hai bánh và người đi bộ cũng chỉ được lên xuống núi trong một thời gian được quy định cụ thể.
Sau đó Công ty TNHH Hữu Duẩn vẫn tiếp tục duy tu, xử lý những điểm có khả năng sạt lở, nếu kiểm tra thấy đảm bảo an toàn tuyệt đối mới đề xuất UBND tỉnh quyết định cho tuyến đường này lưu thông bình thường trở lại
Trên núi Cấm có cảnh quan đẹp, nhiều danh thắng, di tích… nên mỗi ngày nơi đây thu hút hàng chục ngàn du khách khắp nơi đến tham quan, hành hương.
Sau vụ đá tuôn đổ xuống đường vào ngày 5-5-2012 làm 6 người chết và 2 người bị thương, tuyến đường chính lên núi Cấm từng đóng cửa để xử lý các tảng đá có nguy cơ rơi, mãi hơn 6 tháng sau mới cho lưu thông trở lại.
Và sau sự cố đó Viện Vật lý địa cầu đã khảo sát phát hiện 220 điểm trên núi Cấm có nguy cơ sạt lở và 126 tảng đá lớn đang có nguy cơ tuôn xuống đường.
Đơn vị này yêu cầu phải kiểm tra khảo sát định kỳ, nhất là vào mùa mưa để xử lý kịp thời các tảng đá bị lỏng chân do mưa kéo dài có khả năng tuôn đổ xuống đường nhằm bảo đảm cho người dân và khách hành hương lên xuống núi an toàn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận