21/01/2013 11:53 GMT+7

Khám phá thủy điện lớn nhất Đông Nam Á

Bài: ĐỨC BÌNH - Ảnh: VIỆT DŨNG
Bài: ĐỨC BÌNH - Ảnh: VIỆT DŨNG

TTO - Ở thủy điện Sơn La có những kỹ sư trẻ 28 tuổi nhưng đã có 2 năm ngồi "ghế nóng" ở phòng điều hành, nhận lương 12 triệu đồng/tháng.

Thủy điện Sơn La vượt tiến độ 3 năm

Đó là kỹ sư Đinh Thanh Hiện (quê Nam Định), người có hơn 2 năm ngồi “ghế nóng” ở phòng điều hành công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. “Để ngồi ghế nóng, nhận mức lương 12 triệu đồng/tháng, lại có thể thay mặt giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động nhà máy thủy điện trong ca trực, kỹ sư như Hiện phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong nghề”, ông Nguyễn Thanh Sơn, trưởng phòng tổ chức-hành chính Công ty Thủy điện Sơn La, nói.

Theo ông Sơn, thủy điện Sơn La hoàn toàn do kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế và thi công, chuyên gia nước ngoài chỉ đóng vai trò giám sát. Hiện có 300 cán bộ công nhân viên điều hành hoạt động.

Ngoài việc cung cấp điện năng (tổng công suất 2.400 MW với 6 tổ máy, mỗi ngày phát lên lưới điện quốc gia 60 triệu kWh điện, sản lượng điện 10 tỉ kWh/năm, chiếm khoảng 12% tổng sản lượng điện cả nước), thủy điện Sơn La còn có các mục đích chính: chống lũ về mùa mưa; cung cấp nước về mùa khô cho cả vùng đồng bằng Bắc bộ; góp phần phát triển kinh tế -xã hội vùng Tây Bắc.

Việc xây dựng công trình cũng là cơ hội để bố trí và tổ chức lại dân cư, tạo thế và lực mới cho phát triển sản xuất.

3DVbtf7I.jpgPhóng to
Toàn cảnh công trình thủy điện Sơn La có đập bêtông cao 228m với trên 2,7 triệu m3 bêtông
gyuFUyAk.jpgPhóng to

Sau mỗi ca làm việc, chị Cấn Thị Thuận (cán bộ phòng kỹ thuật-Công ty Thủy điện Sơn La) lại cùng hai con sinh đôi Phạm Hà An và Phạm Hải An chơi đùa trong khuôn viên công ty. Gia đình chị (chồng là Phạm Ngọc Du-công nhân phân xưởng sửa chữa) là 1 trong 9 gia đình đã được công ty bố trí nhà ở ngay trong khuôn viên công ty.

OolmYuf5.jpgPhóng to

Kỹ sư Đinh Thanh Hiện (quê Nam Định) đã có hơn 2 năm ngồi “ghế nóng” ở phòng điều hành.

Fh4YQaWr.jpgPhóng to

Trong các ca trực, nhân viên Nguyễn Thế Văn (bìa phải), Đinh Quốc Toàn (bìa trái) và Nguyễn Ngọc Hữu vẫn thường xuyên xuống các tầng hầm để trực tiếp kiểm tra bằng mắt các chi tiết, thiết bị, mức dầu, nhiệt độ...

AD5Ydapw.jpgPhóng to

Các công nhân ăn bữa sáng tại công ty để chuẩn bị vào ca làm việc mới

WpLs2xIb.jpgPhóng to

Trước giờ nhận ca. Chỉ vài phút nữa, hàng trăm công nhân vào ca mới sẽ vào thân đập cao hơn 200m, làm việc ở nhiều khu vực, nhiều tầng nấc khác nhau trong thân đập
wr4wCCSY.jpgPhóng to

Đập nước khổng lồ, hiện đại. Trong lòng đập này là nơi làm việc của trên 300 cán bộ, kỹ sư, công nhân

mwbC3CAy.jpgPhóng to

3 cột điện “xuất tuyến”, những cột điện đầu tiên đón điện từ 6 tổ máy để truyền tải lên hệ thống điện lưới quốc gia

QlgEXItW.jpgPhóng to

Cột điện xuất tuyến nhìn từ trên đỉnh đập xuống. Bên cạnh 3 cột điện xuất tuyến là 6 trạm biến áp, được sử dụng công nghệ cách điện hiện đại -cách điện bằng khí gas

0G5ZpqRE.jpgPhóng to

3 cửa xả lũ nhìn từ trên đỉnh đập xuống. Diện tích hồ chứa rộng 224 km2, dung tích hồ chứa 9,26 tỉ m3 nước.

lJz7ez8x.jpgPhóng to

Ngoài phát điện, phòng lũ, chống hạn, Thủy điện Sơn La còn có nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Bắc. Thực hiện nhiệm vụ này, Công ty Thủy điện Sơn La thử nghiệm nuôi cá tầm trên lòng hồ và đã có những tín hiệu khả quan về sức sống của loài cá đặc sản nước lạnh này

mjP41XKJ.jpgPhóng to
Những người dân miền cao đi ngang qua thủy điện Sơn La.
Bài: ĐỨC BÌNH - Ảnh: VIỆT DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên