10/09/2019 14:47 GMT+7

Indonesia: hồi sinh múa rối bóng nhờ con rối 3D và nội dung hiện đại

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Nghệ thuật múa rối bóng của Indonesia đang được hồi sinh lại nhờ vào cách tiếp cận bằng phong cách hiện đại.

Indonesia: hồi sinh múa rối bóng nhờ con rối 3D và nội dung hiện đại - Ảnh 1.

Nghệ sĩ múa rối bóng Drajat Iskandar bên cạnh các con rối 3D của mình - Ảnh: REUTERS

Theo Reuters ngày 9-9, Drajat Iskandar là một trong những nghệ sĩ đã có công vực dậy bộ môn múa rối Wayang, hay còn gọi là múa rối bóng, vốn đang dần bị mai một của Indonesia.

Từng được các thế hệ người Sunda, dân tộc đông thứ hai tại Indonesia, yêu thích, múa rối Wayang đã gần như biến mất khỏi các buổi biểu diễn nghệ thuật ở hiện tại.

Năm 2003, UNESCO đã công nhận nghệ thuật múa rối Wayang là Kiệt tác truyền miệng và phi vật thể nhân loại.

Để làm sống lại môn nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế này, Iskandar (47 tuổi) đã biến những con rối truyền thống 2D thành 3D (3 chiều). Chiếc đầu 3 chiều được đan bằng những thanh tre, đội mũ tre và phần thân mặc quần áo.

Indonesia: hồi sinh múa rối bóng nhờ con rối 3D và nội dung hiện đại - Ảnh 2.

Nghệ sĩ múa rối bóng Drajat Iskandar đang làm một con rối 3D - Ảnh: REUTERS

Đoàn múa rối của ông Iskandar cũng cập nhật những câu chuyện tân thời để phản ánh xã hội hiện đại thay vì những câu chuyện sử thi Hindu như Ramayana và Mahabharata.

"Tôi cố gắng kể những câu chuyện sinh động về địa phương và văn hóa dân gian trong cộng đồng của chúng tôi bằng múa rối bóng. Những câu chuyện của chúng tôi lấy cảm hứng từ các vấn đề hiện nay như ma túy, quyền tự do tình dục, và chính trị" - ông Iskandar nói.

Ông Iskandar học nghệ thuật múa rối bóng từ cha, một nghệ sĩ múa rối, và phát triển môn nghệ thuật theo phong cách của riêng mình khoảng 2 thập kỷ trước.

Iskandar và học trò của ông thường đến rừng tre gần nhà để tìm nguyên liệu làm những con rối mới và sửa những con rối cũ sau những lần biểu diễn.

Indonesia: hồi sinh múa rối bóng nhờ con rối 3D và nội dung hiện đại - Ảnh 3.

Các con rối bóng 2D truyền thống - Ảnh: indoindians.com

Ông Iskandar cho biết số lượng đặt chỗ xem múa rối Wayang tại đoàn biểu diễn múa rối của ông tăng đều trong những năm qua. Đoàn múa rối của ông Iskandar được yêu thích một phần cũng vì đã biểu diễn bằng ngôn ngữ Sunda.

"Những thành viên trong cộng đồng từ trẻ em đến người già đều có thể hiểu và tận hưởng buổi trình diễn theo phong cách mới về văn hóa Sunda và câu chuyện cũng rất thú vị" - Pupung Syaiful Rohman, cư dân làng Ciapus ở Tây Java, cho biết sau khi xem múa rối của đoàn múa Iskandar.

ANH THƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên