Phóng to |
Người thất nghiệp Mỹ xếp hàng xin việc tại Miami, bang Florida ngày 15-11 Ảnh: AFP |
Theo báo Wall Street Journal, quy tắc tín dụng phòng ngừa cũ sẽ được thay thế bằng quy tắc thanh khoản và phòng ngừa mới có ít điều kiện kèm theo hơn nhằm tạo điều kiện cho các nước có nhu cầu tài chính ngắn hạn được tiếp cận với nguồn tiền lớn hơn song không bị buộc phải thay đổi chính sách.
Theo đó, các nước được tiếp cận nguồn tài chính gấp năm lần hạn ngạch, tức số tiền cam kết của nước đó cho IMF, trong vòng sáu tháng hoặc tối đa gấp 10 lần hạn ngạch trong thời hạn 24 tháng. Tuy nhiên, chính sách này nhằm thu hút các nước có nền kinh tế khỏe mạnh hơn là những nước đang vướng vào khủng hoảng. IMF cũng thiết lập một “công cụ cấp vốn nhanh” cho phép giải quyết, chỉ với một lần cấp vốn, các nhu cầu như thảm họa thiên nhiên hay tái thiết sau xung đột...
“Các công cụ mới sẽ giúp chúng ta phản ứng nhanh chóng và hiệu quả vì lợi ích của tất cả các thành viên - Wall Street Journal dẫn lời Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde tuyên bố - Nó là một bước tiến tới việc tạo ra một mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu”.
Tuy nhiên các công cụ mới của IMF được đánh giá là quá nhỏ bé so với quy mô của cuộc khủng hoảng. Chẳng hạn mức tối đa mà Ý có thể vay là 123 tỉ USD, trong khi nước này cần đến 350 tỉ USD trong vòng sáu tháng tới.
Ngoài ra, IMF cũng cần huy động thêm vốn so với hiện nay chỉ khoảng 400 tỉ USD nếu muốn giúp đỡ những nước lớn khác. Chưa kể có ý kiến lo ngại các điều kiện cho vay dễ dãi sẽ khiến các nước trì hoãn việc cải tổ kinh tế, hoặc nếu IMF rút lại khoản vay nếu các nước không đáp ứng được các điều kiện vay sẽ đẩy các nước này lún sâu hơn vào khủng hoảng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận