26/01/2025 08:48 GMT+7

Hối hả gặt lúa vàng ăn Tết

Những ngày giáp Tết, bà con đồng bào Khmer tại ấp Bưng Lức (xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng) hối hả thu hoạch lúa vàng mong đón một cái Tết đủ đầy, ấm no.

Niềm vui mùa lúa vàng trong những ngày giáp Tết - Ảnh 1.

Cánh đồng lúa vàng chín tại ấp Bưng Lức (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) - Ảnh: BÉ HIẾU

Bà con tại ấp Bưng Lức (xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng) đa số là người đồng bào Khmer, chủ yếu sinh sống bằng nghề làm nông. Vụ lúa giáp Tết năm nay không chỉ mang lại niềm vui bội thu mà còn giúp bà con có một mùa xuân bớt lo toan hơn.

Mới chạng vạng sáng, nhiều người đã vội vã ra đồng, những chiếc máy gặt vun vút lướt qua từng đám lúa vàng. Những chàng trai lực điền khuân vác những bao lúa đầy ắp, còn trẻ em trong xóm rủ nhau lùa chuột đồng, rộn tiếng cười vang.

Ai cũng đầm đìa mồ hôi nhưng miệng nở nụ cười bội thu mùa vàng.

Hối hả gặt lúa vàng ăn Tết ấm no - Ảnh 2.

Máy gặt hoạt động không ngừng từ lúc bình minh cho đến khi hoàng hôn buông xuống - Ảnh: BÉ HIẾU

Ông Trần Sẹt Na (51 tuổi) cho biết mỗi ngày bắt đầu vác lúa từ 8h sáng và làm đến khi nào những chiếc ghe thu mua chất đầy lúa, thường thì 8-9h tối mới về tới nhà.

Một ngày như vậy kiếm được 600.000 đồng, có ngày nhiều hơn nữa. Trong khi đó ngày thường làm hồ kiếm được khoảng 250.000 đồng. Bữa giờ ông Na đã làm được mười mấy ngày, có tiền sắm đồ mới cho vợ con ăn Tết.

Hối hả gặt lúa vàng ăn Tết - Ảnh 3.

Công việc vác lúa mướn mang lại thu nhập cao dịp cận Tết - Ảnh: BÉ HIẾU

Anh Sơn Diễn (36 tuổi) chia sẻ: “Kiếm được nhiều tiền nhất là vào mùa gặt lúa như thế này, còn ngày thường làm hồ, mò cua bắt ốc, ai kêu gì thì làm nấy cũng chỉ đủ lo bữa ăn chứ không dám sắm sửa gì nhiều".

"Mặc dù giá lúa năm nay không được cao như vụ mùa trước nhưng mỗi công ruộng thu về hơn 18 bao, cộng lại cũng tạm ổn chứ hổng lỗ. Sau khi trừ hết tiền phân bón, công thuê mướn cắt lúa… vẫn dư chút đỉnh để lo sắm sửa cuối năm, lì xì cho mấy đứa nhóc” - chị Sơn Kha (41 tuổi) bày tỏ.

Ai cũng khấp khởi niềm vui đầu năm trong mùa lúa vàng giáp Tết.

Hối hả gặt lúa vàng ăn Tết ấm no - Ảnh 4.

Cánh đồng nhộn nhịp từ khi vụ lúa bắt đầu vào mùa gặt - Ảnh: BÉ HIẾU

Hối hả gặt lúa vàng ăn Tết ấm no - Ảnh 5.

Nhiều người cho biết có thể kiếm được hơn 600.000 đồng mỗi ngày từ công việc khuân vác lúa mướn - Ảnh: BÉ HIẾU

Niềm vui mùa lúa vàng trong những ngày giáp Tết - Ảnh 6.

Chuyển những bao lúa vừa thu hoạch đến nơi cân để chất lên ghe thu mua của thương lái - Ảnh: BÉ HIẾU

Niềm vui mùa lúa vàng trong những ngày giáp Tết - Ảnh 7.

Những người thợ thu gom rơm rạ từ sáng sớm đến chiều tối - Ảnh: BÉ HIẾU

Hối hả gặt lúa vàng ăn Tết ấm no - Ảnh 9.

Những phút nghỉ ngơi hiếm hoi sau nhiều giờ làm việc không ngừng trên cánh đồng - Ảnh: BÉ HIẾU

Hối hả gặt lúa vàng ăn Tết ấm no - Ảnh 10.

Nụ cười của những cậu bé bắt chuột đồng trong mùa gặt giáp Tết - Ảnh: BÉ HIẾU

Hối hả gặt lúa vàng ăn Tết - Ảnh 11.

Mùa lúa chín vàng - Ảnh: BÉ HIẾU

Hối hả gặt lúa vàng ăn Tết ấm no - Ảnh 15.

Thành quả của Huy - Ảnh: BÉ HIẾU

Hối hả gặt lúa vàng ăn Tết ấm no - Ảnh 16.

Những bao lúa chất đầy xe - Ảnh: BÉ HIẾU

Hối hả gặt lúa vàng ăn Tết - Ảnh 13.

Ông Sẹt Na (ở giữa) chia sẻ: "Tết được ăn ngon hay không là nhờ mấy bao lúa này" - Ảnh: BÉ HIẾU

Hối hả gặt lúa vàng ăn Tết - Ảnh 19.

Khuya muộn bà con vẫn miệt mài cân từng bao lúa thu hoạch từ chiều - Ảnh: BÉ HIẾU

Hối hả gặt lúa vàng ăn Tết ấm no - Ảnh 21.10, 20 hay 30 triệu đồng để ăn Tết đủ đầy ở thành phố?

Chi tiêu cho Tết trở thành một vấn đề mà nhiều gia đình đang phải cân nhắc, tùy theo hoàn cảnh. Vậy ăn Tết bao nhiêu là đủ?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên