Tóc rụng đến mức hói đầu là trăn trở của cả nam lẫn nữ. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời thì lâu dần, sẽ hết tóc trên đầu.

Các nghiên cứu cho thấy, việc thúc đẩy tế bào mầm tóc tăng trưởng tại nang tóc sẽ giúp tóc mọc mới trở lại, dù rụng tóc, hói đầu đã "bền bỉ" lâu năm.


Hói đầu, để lâu là hết tóc - Ảnh 1.

Theo Dr. Diana Bihova, chuyên khoa da liễu ở New York, rụng tóc được xem là bình thường ở con người khi mỗi ngày có khoảng <100 sợi tóc "lìa đầu". Nhưng nếu tóc rụng nhiều hơn 100 sợi là có triệu chứng của bệnh rụng tóc. Lâu ngày, lỗ chân lông bít kín tạo ra một vùng da trơn láng, thì đó là hiện tượng hói. Hoặc đơn giản, chỉ cần cầm 10 cọng tóc ở chỗ thường rụng, kéo căng mà thấy có 3 sợi rụng thì có nguy cơ hói đầu.


Hói đầu, để lâu là hết tóc - Ảnh 2.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ gần đây đã tìm ra gốc rễ của rụng tóc, hói đầu nằm ở tế bào mầm tóc, mà thần kinh nội tiết là cơ quan chỉ huy. Theo đó, thần kinh nội tiết điều khiển quá trình tế bào mầm tóc ban đầu từ phình tóc di chuyển xuống nhú bì để biệt hoá thành sợi tóc mà trình diện lên da đầu.

Hói đầu, để lâu là hết tóc - Ảnh 3.

Với nam giới, khi rối loạn thần kinh nội tiết nam, nang tóc xuất hiện nhiều Dihydrotestosterone (hậu nội tiết tố nam). Trong quá trình chuyển hóa, chất này sẽ phá huỷ tế bào mầm tóc, làm tóc mọc yếu hay không mọc nữa, lâu ngày tuyến bã làm bít kín lỗ chân lông. Vì thế, đàn ông hói đầu thường có một lớp da trơn láng, không thấy lỗ chân lông.

Hói đầu, để lâu là hết tóc - Ảnh 4.

BS Nguyễn Thành - nguyên trưởng Khoa Khám Bệnh – BV Da Liễu Trung Ương

Câu hỏi đặt ra là tại sao phụ nữ cũng bị thưa tóc, hói đầu? Theo các chuyên gia, nhiều người thường lầm tưởng hói đầu là căn bệnh độc quyền của nam giới. Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Khảo sát cho thấy nhiều phụ nữ bị rụng tóc sau sinh, rụng tóc theo mùa, hoặc rụng tóc do lạm dụng hóa chất làm tóc… Nhưng cũng có không ít chị em bị rụng tóc nhiều và kinh niên nên gây ra hói. Nguyên nhân chính là do sự rối loạn nội tiết tố nữ (khi mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh).

Ở cả hai giới, stress cùng với áp lực triền miên trong công việc và đời sống từ đó cơ thể tiết ra những chất làm suy yếu tế bào mầm tóc khiến tóc bị rụng, tóc không mọc nữa, dẫn đến hói đầu. Đặc biệt, yếu tố gia đình rất rõ nét, với "gen" hói được di truyền cho các thành viên trong gia tộc. Người đã có "gen" hói đầu lại cộng thêm những yếu tố gây hại thì càng làm cho chứng hói đầu xuất hiện sớm hơn, và có thể trầm trọng hơn.

Hói đầu, để lâu là hết tóc - Ảnh 5.


Hói đầu, để lâu là hết tóc - Ảnh 6.

Với phát minh mang tính đột phá, các nhà khoa học Mỹ đã khẳng định rằng: Rụng tóc là do tế bào mầm bị suy yếu. Nếu tăng cường thúc đẩy các tế bào mầm tóc tăng trưởng khỏe mạnh tại nang tóc, thì tóc mới sẽ mọc lại và mọc chắc khỏe. Có 3 khâu quan trọng để hồi sinh mái tóc chắc khỏe, đó là: Bảo vệ tế bào mầm tóc, Nuôi dưỡng tế bào mầm tóc và Cân bằng thần kinh nội tiết.

Trong đó, yếu tố có sức tác động mạnh mẽ nhất đến tế bào mầm tóc chính là Thần kinh nội tiết - "bộ chỉ huy" điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể nói chung và đặc biệt là "hạt mầm" này. Nếu không kịp thời cân bằng thần kinh nội tiết để ổn định hoạt động của tế bào mầm tóc, tóc sẽ rụng nhiều, tóc mới không thể mọc hoặc mọc lên yếu ớt và nhanh chóng rụng đi. Khi đó, nguy cơ thưa tóc, hói đầu rất cao; và nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ trở thành hói đầu vĩnh viễn.

Tế bào mầm tóc - phát hiện đột phá về nguồn gốc mái tóc khỏe đẹp

Tuy nhiên, vì quá trình hoạt động của tế bào mầm tóc rất khác biệt giữa nam và nữ, cụ thể là một bên thì gắn liền với nội tiết tố nam, một bên có mối liên hệ mật thiết với nội tiết tố nữ; nên cần có giải pháp riêng biệt cho nam và nữ thì mới mang lại hiệu quả thực sự trong việc điều trị rụng tóc và kích thích tóc mọc trở lại chắc khỏe, lâu dài.

Hói đầu, để lâu là hết tóc - Ảnh 8.
Hói đầu, để lâu là hết tóc - Ảnh 9.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên