25/01/2021 16:25 GMT+7

Học trò diễn 'Tiểu đội xe không kính', 'Thầy bói xem voi'... để học văn

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - Ngày 25-1, sân Trường THCS Hoàng Văn Thụ (Q.10, TP.HCM) sôi động và náo nhiệt lạ thường khi các khối lớp cùng thực hiện chuyên đề 'Sân khấu hóa tác phẩm văn học và tích hợp liên môn' với sự tham dự của gần 2.000 học sinh.

Học trò diễn Tiểu đội xe không kính, Thầy bói xem voi... để học văn - Ảnh 1.

Tiết mục múa hát "Dời đô ngàn năm vang mãi" của học sinh lớp 8/1 và 8/11, thể hiện tác phẩm "Chiếu dời đô". Ảnh: NHƯ HÙNG

Tùy vào chương trình môn văn của từng khối lớp, học sinh sẽ chọn hình thức thể hiện khác nhau về một tác phẩm mà các em yêu thích. Học sinh lớp 6 biểu diễn hoạt cảnh Thầy bói xem voi. Học sinh lớp 7 múa và hát bài Bánh trôi nước

Học sinh khối lớp 8 múa và hát bài Dời đô ngàn năm vang mãi thể hiện tác phẩm Chiếu dời đô. Học sinh khối lớp 9 còn tự làm các vô lăng để biểu diễn bài Tiểu đội xe không kính

Học trò diễn Tiểu đội xe không kính, Thầy bói xem voi... để học văn - Ảnh 2.

Hoạt cảnh "Thầy bói xem voi" của tập thể học sinh lớp 6. Ảnh: NHƯ HÙNG

Sau những tiết mục vui tươi ấy, giáo viên đặt câu hỏi về những tác phẩm liên quan và học sinh sẽ trả lời ngay tại sân trường để giúp các em củng cố bài học. 

Nguyễn Duy Thông - học sinh lớp 8/1 - nói: "Trước khi biểu diễn, em không chỉ tìm hiểu từ tác phẩm trong bài học mà còn lên lên mạng Internet tìm hiểu thêm về nhân vật Lý Công Uẩn cũng như công lao của ông trong việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Đây là tác phẩm ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng em".

Học trò diễn Tiểu đội xe không kính, Thầy bói xem voi... để học văn - Ảnh 3.

Trích đoạn truyện Kiều "Cảnh ngày xuân" của học sinh lớp 9/3 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Tương tự, Lê Tuấn Khang, học sinh lớp 6/9 chia sẻ: "Nếu chỉ học trên lớp không thôi thì em thấy tác phẩm Thầy bói xem voi không có gì đặc biệt. Nhưng khi tìm hiểu sâu. đồng thời được cô giáo dạy văn giảng giải, hướng dẫn để biểu diễn hoạt cảnh, em mới thấy tác phẩm rất thâm thúy. 

Đó là chúng ta đừng vội nhận xét ngay một vấn đề nào đó khi mới chỉ nhìn bề ngoài. Để đánh giá vấn đề một cách chính xác cần xem xét kỹ lưỡng từng khía cạnh và bàn bạc với nhiều người rồi hãy đưa ra kết luận". 

Học trò diễn Tiểu đội xe không kính, Thầy bói xem voi... để học văn - Ảnh 4.

Các học sinh tự làm vô lăng bằng bìa cứng để biểu diễn bài "Tiểu đội xe không kính" - tiết mục của học sinh lớp 9/1. Ảnh: Như Hùng

Cô Nguyễn Thị Phương Linh - tổ trưởng tổ văn Trường THCS Hoàng Văn Thụ - cho biết: "Đây là năm thứ 4 chúng tôi tổ chức cho học sinh học văn bằng hình thức sân khấu hóa tác phẩm. Để học tập theo hình thức này, học sinh phải chủ động tìm hiểu bài, đóng vai, làm việc nhóm, liên hệ kiến thức của môn ngữ văn với môn Lịch sử, Âm nhạc, Địa lý,…". 

Học trò diễn Tiểu đội xe không kính, Thầy bói xem voi... để học văn - Ảnh 5.

Hoạt cảnh "Tiếng hát những đêm không ngủ" của học sinh khối lớp 9 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Sân khấu hóa cảnh Sân khấu hóa cảnh 'nhạy cảm' tác phẩm văn học: mức nào phù hợp?

TTO - Việc một thầy giáo dạy văn ở TP.HCM để học sinh diễn kịch cảnh 'nhạy cảm' gây xôn xao mấy ngày qua và đặt ra nhiều câu hỏi: thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học, sân khấu hóa ở mức nào là phù hợp?

HOÀNG HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên