20/05/2013 13:43 GMT+7

Học ngành kinh tế phát triển, khó xin việc?

ĐỖ THỊ HÒA(giám đốc Công ty Career Planning)
ĐỖ THỊ HÒA(giám đốc Công ty Career Planning)

TTO - * Em là sinh viên năm cuối ngành kinh tế phát triển. Em thật sự hoang mang với ngành học của mình vì nó không cụ thể mà chỉ là liên quan tới mảng quản lý nhà nước.

En1reQG4.jpgPhóng to
Ảnh minh họa: shutterstock.com
TTO - * Em là sinh viên năm cuối ngành kinh tế phát triển. Em thật sự hoang mang với ngành học của mình vì nó không cụ thể mà chỉ là liên quan tới mảng quản lý nhà nước.

Trong khi thực tế các cơ quan nhà nước hầu như không tuyển dụng ngành này, chưa kể vào cơ quan nhà nước khó mà đi bằng "đường thẳng". Xin anh chị cho em lời khuyên! (tam5991@)

- Chào bạn. Mục tiêu của ngành kinh tế phát triển là hướng sinh viên tiếp cận những vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh tế vĩ mô của xã hội. Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng để có thể nắm bắt các vấn đề liên quan đến kinh tế một cách sâu sắc và có chiến lược. Đây là điểm mạnh của ngành học mà bạn nên cố gắng phát huy.

Trong thực tế, rất nhiều ngành học bạn sẽ nghe khá lạ tai hoặc khá chung chung. Tuy nhiên, không phải tự nhiên mà xã hội phát triển ra những ngành học ấy. Theo tôi, khi vẫn còn băn khoăn mình sẽ làm gì với kiến thức này sau khi ra trường thì bạn cần tập trung vào điều này hơn: bình tĩnh tiếp thu tối đa kiến thức được dạy.

Những môn học được cấu trúc trong các ngành học hiện nay thực chất đều huấn luyện cho sinh viên một hướng suy nghĩ có hệ thống và logic hơn, không chỉ về một vấn đề chuyên ngành mà là về bất cứ vấn đề gì khác. Nếu bạn biết cách học tốt ngành của mình, thử áp dụng tối đa kiến thức của mình vào cuộc sống thì bạn sẽ có thể phát triển ở bất cứ công việc nào sau khi ra trường.

Không phải ai học ngành gì thì cũng làm việc đúng ngành đó; rất nhiều người thành công trong sự nghiệp dù công việc hiện tại trái hẳn với kiến thức chuyên ngành đại học của họ. Theo cách phân tích này, tôi muốn bạn hiểu và tách bạch việc học và việc làm ra với nhau.

Trong thời buổi hiện nay, để là một nhân viên thành công trong một công ty, ngoài hiểu biết về công việc mình làm, người nhân viên ấy còn phải có kiến thức về các kỹ năng mềm, khả năng sử dụng các phần mềm vi tính, tiếng Anh. Những kiến thức ấy bổ trợ hơn 50% sự thành công trong công việc. Bạn hãy tìm hiểu và chọn phương pháp tự rèn luyện những kỹ năng ấy ngoài thời gian học trên trường đại học để có đủ sức tiếp cận với bất kỳ công việc nào sau khi ra trường.

Chúc bạn thành công!

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: tto@tuoitre.com.vn. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

ĐỖ THỊ HÒA(giám đốc Công ty Career Planning)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên