22/10/2015 08:00 GMT+7

​Học MBA - hãy học theo cách “kiến tạo”!

TDV
TDV

Đó là lời khuyên của Chủ tịch Tập đoàn FPT, PGS TS. Trương Gia Bình, dành cho học viên khi tham gia giảng dạy tại chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh FeMBA. Theo ông, chính học thuyết kiến tạo “là sức mạnh đã làm nên tôi và FPT ngày hôm nay”.

Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đã trao giải thưởng hơn 6 triệu đồng cho học viên xuất sắc nhất tại MBA Resicence week 2015 của FSB.

fpt-1-1445422898.jpg

Là “từ khóa phép thuật” cho sự thành công của FPT

Là cựu sinh viên của trường MGU - Đại học tổng hợp quốc gia Moskva (Nga), ông Trương Gia Bình đã được thấm nhuần tư tưởng “kiến tạo” của ngôi trường nổi tiếng thế giới này. Nhiều vị lãnh đạo cấp cao khác của FPT cũng đều là các thế hệ cựu sinh viên MGU như ông Lê Trường Tùng (Chủ tịch HĐQT Đại học FPT), ông Nguyễn Thành Nam (Phó Chủ tịch ĐH FPT), ông Nguyễn Khắc Thành (Phó TGĐ FPT).

Đây là một trong những trường đại học uy tín và lâu đời nhất thế giới, đã đào tạo ra hàng chục nhân vật đạt giải Nobel trong các lĩnh vực, cũng là một trong những trường đại học áp dụng sớm nhất phương pháp học tập coi người học là trung tâm, một giá trị cốt lõi của học thuyết kiến tạo (Constructivism).

Tuy nhiên, ý nghĩa của học thuyết kiến tạo chỉ được định hình rõ nét khi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, ông Bình có một cuộc trò chuyện với George Soros, một tỷ phú người Mỹ gốc Do Thái. Câu chuyện về công nghệ giáo dục dựa trên Học thuyết kiến tạo do các nhà khoa học người Do Thái từng đoạt giải Nobel xây dựng nên đã làm ông bừng tỉnh: “Đây chính là sức mạnh đã làm nên tôi và FPT ngày hôm nay”.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình gặp gỡ các doanh nghiệp toàn cầu tại Hội nghị Davos

Ngay sau đó, Chủ tịch FPT đã đến Israel, tìm gặp các tác giả, trực tiếp chứng kiến sự kỳ diệu của công nghệ giáo dục đang được áp dụng khắp Israel. Và ông trở về với lời khẳng định: Học thuyết kiến tạo - Constructivism sẽ là "từ khóa phép thuật" cho sự thành công của tập đoàn FPT.

Kể từ đó, khi tham gia giảng dạy tại FPT hay tại chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh ở Viện Quản trị Kinh doanh FSB, PGS TS. Trương Gia Bình đều áp dụng học thuyết kiến tạo. Ông cho rằng, cách học này có thể áp dụng được ở các cấp nhưng đặc biệt phù hợp với các chương trình MBA. Các học viên đã có vốn tri thức và trải nghiệm đủ lớn, sự tranh luận cùng nhau sẽ mang lại cho mỗi người một lượng tri thức tổng hợp và cái nhìn toàn diện, sâu sắc.

Là tư tưởng của “Thế giới phẳng”

Sức lan tỏa của thuyết Kiến tạo trong giáo dục trên thế giới vẫn không hề giảm sau gần 100 năm. Ngày nay, nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Nhật, Mỹ… vẫn đang dành mối quan tâm đặc biệt cho học thuyết này.

Tác giả “Thế giới phẳng” Thomas L. Friedman giao lưu với học viên của Viện Quản trị Kinh doanh FSB

Trong thời đại của công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, mọi thông tin đều có thể hiển thị sau một cái nhấp chuột thì học thuyết kiến tạo càng chứng tỏ được giá trị. Trong lần giao lưu với doanh nhân Việt Nam tại Viện Quản trị kinh doanh FSB, tác giả cuốn “Thế giới phẳng” đình đám, nhà báo người Mỹ Thomas L. Friedman đã nhấn mạnh về vai trò của thuyết kiến tạo: “Google đã giúp giải đáp gần như tất cả. Vì vậy, các ông chủ sẽ không cần những thứ bạn có trong đầu mà họ cần bạn làm được những gì từ kiến thức đó. Họ cần những giá trị mà các bạn tạo ra được và họ chỉ sẵn sàng trả tiền để các bạn tạo ra những giá trị mới”. Với cách nhìn như vậy, việc áp dụng học thuyết kiến tạo trong giảng dạy giúp học viên chủ động tạo ra kiến thức của mình là cách rèn luyện tư duy sáng tạo tốt nhất.

Học MBA “kiến tạo” ở đâu?

Viện Quản trị kinh doanh FSB thuộc Đại học FPT chính là một trong những đơn vị đầu tiên ứng dụng triết lý kiến tạo trong đào tạo doanh nhân. Với kinh niệm hơn 20 năm giảng dạy QTKD cùng sự hợp tác của nhiều giáo sư, giảng viên tại các trường đại học lớn trong và ngoài nước, FSB có nhiều điều kiện thuận lợi khi áp dụng học thuyết kiến tạo vào quá trình học tập-giảng dạy.

Học thuyết kiến tạo được áp dụng dưới nhiều phương pháp khác nhau như:  Dựa trên vấn đề (problem-based learning), Thông qua dự án (project-based learning), Trên nền tảng phương pháp lớp học đảo ngược (flipped classroom), Thông qua cạnh tranh, hợp tác (Hollywood Teaching, 2C-Games).

Học viên chương trình Thạc sĩ QTKD FeMBA luôn hào hứng cả trong lớp học lẫn giờ học ngoại khóa

Học viên chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh FeMBA được dẫn dắt để chủ động tạo ra bài giảng, xây dựng chương trình và cùng nhau trải nghiệm, tư duy giải pháp. Phương pháp này kích thích học viên hoạt động trong giờ học, từ đó sẽ nhớ bài kỹ, hiểu bài sâu và dễ “rút” ra áp dụng vào thực tiễn.

Để áp dụng hiệu quả nhất học thuyết này, Viện quản trị kinh doanh FSB đã nỗ lực xây dựng một môi trường có “thầy lớn, bạn lớn” cho học viên MBA, mời các giảng viên giàu trải nghiệm là CEO và chuyên gia lớn về làm giảng viên. Cùng với hoạt động kết nối mạng lưới cựu học viên là những doanh nhân thành đạt, FSB đã tạo ra một môi trường thuận lợi để học viên giao lưu, chia sẻ, học hỏi những bài học thực tế, được “đứng trên vai người khổng lồ” để vươn tới thành công.

Viện Quản trị Kinh doanh FSB – ĐH FPT, top 2 trường đào tạo Quản trị Kinh doanh hàng đầu Việt Nam, đang tuyển sinh các chương trình:

 - DAS/EMBA: Chương trình Sau đại học, hướng tới bằng MBA quốc tế Thụy sỹ (http://mba.fsb.edu.vn/dasemba/)

 - FeMBA: Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh do ĐH FPT cấp bằng. Khóa cuối cùng năm 2015 chỉ nhận hồ sơ trước ngày 31-10.  (http://mba.fsb.edu.vn/femba)

- PGM: Chương trình Sau Đại học có thể chuyển tiếp lên MBA do Đại học FPT cấp văn bằng. (http://mba.fsb.edu.vn/pgm)

Thông tin chi tiết liên hệ chương trình Sau Đại học, Viện Quản trị Kinh doanh FSB - ĐH FPT:

- Hà Nội: 04 6287 1918 - Hotline: 093 293 9981

- Hồ Chí Minh: 08 39 144 922 - Hotline: 090 498 7491

TDV
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên