16/06/2018 09:00 GMT+7

Hỗ trợ vốn cho giáo viên nghèo ở Huế

M.AN - N.LINH
M.AN - N.LINH

TTO - Ngày 15-6, Thành đoàn TP.HCM, báo Tuổi Trẻ cùng Công đoàn ngành giáo dục Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ trao vốn cho 9 giáo viên nghèo tại hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới.

Hỗ trợ vốn cho giáo viên nghèo ở Huế - Ảnh 1.

Trao vốn cho 9 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn - Ảnh: N.LINH

Đây là hoạt động "Đồng hành cùng người thầy" nằm trong chương trình "Vì ngày mai phát triển" do báo Tuổi Trẻ phát động và bạn đọc đóng góp tài chính. 

Theo đó, 9 giáo viên trên sẽ nhận được số tiền 180 triệu đồng để mua con giống, trồng trọt, kinh doanh nhỏ... và sẽ hoàn vốn sau 2 năm. 

Ngoài ra, 4 học sinh có thành tích học tập tốt, là con của các thầy cô tham gia chương trình vay vốn cũng nhận được 4 suất học bổng "Tiếp sức đến trường" (2 triệu đồng/suất).

Cô Nguyễn Thị Hiền, giáo viên Trường tiểu học Hồng Trung (huyện A Lưới), cho biết 20 triệu đồng không phải là món tiền lớn với nhiều người nhưng lại có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với những giáo viên vùng cao nghèo như cô.

Sau đợt trao vốn ở Huế, chương trình sẽ tiếp tục trợ vốn cho một loạt giáo viên nghèo khác tại các tỉnh miền Trung và ĐBSCL. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện giai đoạn 2018-2020 là khoảng 1,5 tỉ đồng.

"Đồng hành cùng người thầy" giai đoạn 2018-2020

Từ những câu chuyện xúc động giới thiệu về những tấm gương thầy cô giáo có hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng vẫn kiên trì bám trụ, hết lòng chăm lo cho học trò, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, vùng xa, năm 2017 chương trình "Đồng hành cùng người thầy" do báo Tuổi Trẻ và Thành đoàn TP.HCM đã tổ chức trao hỗ trợ 315 triệu đồng vốn không lãi suất cho 16 giáo viên làm thêm kinh tế gia đình trong hai năm.

Giai đoạn 2018-2020, chương trình tiếp tục triển khai nhằm tiếp sức cho các thầy cô giáo có hoàn cảnh khó khăn thuộc khu vực sáu tỉnh, thành Trung Trung Bộ và 13 tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Chương trình sẽ dành khoảng 1,5 tỉ đồng từ nguồn ủng hộ của bạn đọc để hỗ trợ vay vốn không lãi suất cho các thầy cô làm thêm kinh tế gia đình (không quá 20 triệu đồng/trường hợp) và các hỗ trợ khác dành cho những giáo viên vượt khó. Dự kiến lễ trao vốn khu vực Trung Trung Bộ được tổ chức vào tháng 6 và ĐBSCL là tháng 10-2018.

Bạn đọc có thể giới thiệu họ tên, số điện thoại và tóm tắt hoàn cảnh của những thầy cô đang giảng dạy có hoàn cảnh khó khăn cần sự hỗ trợ đến với Tuổi Trẻ hoặc tham gia viết bài về những con người cao quý này. Bài viết phải là người thật việc thật, độ dài không quá 1.500 từ, chưa đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chương trình sẽ trao giải thưởng cho 10 bài viết hay (trị giá 3 triệu đồng/giải).

Thư giới thiệu hoặc bài viết gửi về ban công tác xã hội báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) hoặc email: donghanhcungnguoithay@tuoitre.com.vn.

Rơi nước mắt cô giáo lấy bệnh viện làm nhà vẫn lo cho trò Rơi nước mắt cô giáo lấy bệnh viện làm nhà vẫn lo cho trò

TTO - Được khuyến cáo không tiếp xúc ánh nắng mặt trời, cô Hồ Thị Lý vẫn lặn lội vượt hơn 50km đi dạy vì 'để hiểu được từng học sinh, từng hoàn cảnh các em như thế nào không phải chuyện đơn giản, mình phải chịu khó'.

M.AN - N.LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên