07/06/2010 22:12 GMT+7

Hồ Tịnh Tâm kể chuyện tình

ĐỨC DỤC - THẠCH VÂN - THÁI LỘC
ĐỨC DỤC - THẠCH VÂN - THÁI LỘC

TTO - Tối 6-6, sau gần 2/3 thế kỷ rơi vào cảnh hoang phế, mặt nước hồ Tịnh Tâm bỗng như sống lại trong chương trình Hơi thở của nước để kể những câu chuyện theo cách riêng của mình…

Festival Huế 2010: nhiều chương trình phụ thuộc thời tiếtFestival Huế 2010: những bữa tiệc nghệ thuật

Chương trình được dẫn hoàn toàn bằng âm nhạc, vũ điệu, ánh sáng sân khấu và bằng sự sóng sánh của mặt nước Tịnh Tâm từng là một chốn “bồng lai tiên cảnh” của các vua chúa một thời. Hồ Tịnh Tâm như sống dậy trong đêm và kể lại câu chuyện về số phận những mỹ nữ từng làm nên một phần hồn vía nơi đây, và chỉ có mặt hồ gần như mới đủ “tư cách” làm nhân chứng…

Làn điệu nỉ non của cung Ai âu sầu bắt đầu dẫn người nghe vào một câu chuyện tình yêu trai gái thấm đậm qua chiều dài của thời gian và chiều kích của không gian. Đó là những hội làng, khung cảnh cuộc sống với những mẩu, mảnh ghép thành những gặp gỡ hẹn ước… Cảnh cô gái đi vào hoàng triều làm cung nữ với những hào nhoáng, lộng lẫy sang trọng nơi lầu son gác tía; của những lần yến nhạc, những buổi ca vũ cung đình thâu đêm.

Song chính mặt hồ cũng trở thành chiếc gương soi những điều thầm kín thăm thẳm mà người cung nữ nặng mang trong lòng qua những làn điệu ca cổ ai sầu não, réo rắt…

Cảnh hội làng nối tiếp trở thành nơi đoàn viên, chàng trai cô gái trở về trong một cuộc sống thực giữa không gian làng quê, của những sinh hoạt chợ đò, của tiếng chó sủa, tiếng khóc trẻ con, tiếng gió tre xào xạc, tiếng gõ mạn thuyền của ngư phủ… Giọng ru nam kết thúc cho câu chuyện, gần như khơi gợi trong lòng khán giả rằng đoàn viên đó cũng chỉ là mơ ước của chàng trai, và cũng có thể họ không bao giờ được thêm lần kỳ ngộ…

Chương trình Hơi thở của nước được biểu diễn bởi hơn 300 diễn viên, trên sân khấu chìm dưới mặt nước, thật sự trở thành một thiên tình sử được kể bằng vũ đạo, bằng âm nhạc di sản trong dòng cảm xúc dâng trào, có thể nói đúng theo giao ước ban đầu của các tác giả: “Hoành tráng về quy mô, sâu lắng về nội dung và tinh tế về cách thể hiện”.

e2zOSf5q.jpgPhóng to
eSnojEch.jpg
Lr3pqiN9.jpg
FQ1feCwx.jpg

Theo đồng tác giả kịch bản Trần Ngọc Linh (giám đốc Công ty Vẻ Đẹp Việt), cùng với âm nhạc world music - nhạc truyền thống trên nền phối âm hiện đại, tất cả các làn điệu, bài bản âm nhạc truyền thống đều do các nghệ sĩ chân truyền - “thế hệ F1” biểu diễn. Trong đó ca Huế với nghệ sĩ Thanh Tâm; quan họ với nghệ sĩ Lê Ngải và Minh Phức, Xuân Trường, Tự Lẫm; ca trù có Bạch Dương và Đặng Công Hưng; tiết mục chèo do đoàn Thanh Bình và nhã nhạc do nhóm Phú Xuân đảm trách… Tất cả được lồng vào trong diễn trình của một câu chuyện cụ thể.

“Đó cũng là phương pháp mới mà nhóm thực hiện muốn tôn vinh di sản một cách sang trọng nhất, lịch lãm nhất và cũng gần gũi nhất, qua đó góp phần đánh thức hồ Tịnh Tâm, một phần của di sản Huế từ lâu bị bỏ quên!” - ông Linh nói.

Chương trình Hơi thở của nước sẽ được tiếp tục trình diễn vào các đêm 9 và 11-6.

ĐỨC DỤC - THẠCH VÂN - THÁI LỘC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên