![]() |
Hi Lạp cho rằng họ không bán đảo Rhodes để trả nợ - Ảnh: Wordpress |
Tờ nhật báo này hôm 25-6 đã đăng bài viết của phóng viên Elena Moya về kế hoạch bán các hòn đảo ở Hi Lạp để trả khoản nợ công lên đến hơn 400 tỉ USD.
“Tôi rất thất vọng với bài báo này vì họ khẳng định chính phủ Hi Lạp liên quan đến việc bán đảo công. Điều đó là hoàn toàn không chính xác”, ông Petalotis viết. Ông lưu ý rằng việc bán các hòn đảo thuộc sở hữu của tư nhân ở Hi Lạp không phải là điều mới mẻ trong nhiều năm qua.
“Bài báo đã nhầm lẫn và thiếu kiểm chứng khi ám chỉ chính phủ Hi Lạp đang đàm phán với các nhà đầu tư Nga và Trung Quốc để bán đất trên vùng đảo Rhodes. Một số giao dịch bất động sản đang diễn ra là việc kinh doanh bình thường, không liên quan đến nhà nước Hi Lạp”, vị phát ngôn viên này khẳng định.
Ông Petalotis cũng cho hay thông tin Hi Lạp bán đất trên đảo vì không phát triển được cơ sở hạ tầng, không kiểm soát được các đảo là hoàn toàn sai lầm và có ý xúc phạm họ.
Vị đại diện chính phủ này nói thêm Hi Lạp không nhận một khoản “bảo lãnh” nào từ EU và IMF mà chỉ nhận một khoản vay và sẽ hoàn trả đầy đủ.
Trong những tháng qua, Hi Lạp cũng từng phản ứng mạnh mẽ với một số bài báo chỉ trích từ Đức.
Trước đó, The Guardian ngày 25-6 đưa tin chính phủ Hi Lạp đang bán một số đảo, trong đó có cả một phần đảo du lịch nổi tiếng Mykonos, để trả bớt nợ nần.
![]() |
Một phần đảo du lịch nổi tiếng Mykonos của Hi Lạp - Ảnh: flightline.co.uk |
“Tôi rất buồn. Việc bán đi một số đảo và khu vực thuộc quyền sở hữu của người dân Hi Lạp chỉ nên được dùng như phương sách cuối cùng”, tờ The Guardian dẫn lời Makis Perdikaris, giám đốc cơ quan quản lý đảo Hi Lạp nói.
Cũng theo tờ báo này, một số hòn đảo có thể đem về cho Hi Lạp hàng triệu euro. Trang web của tổ chức Private Islands thậm chí nêu rõ đảo Nafsika rộng gần 500 ha ở vùng biển Ionian được rao bán với giá 15 triệu euro.
The Guardian cho biết chính phủ Hi Lạp hi vọng việc bán hoặc cho thuê dài hạn một số đảo sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
Dẫn một nguồn tin “đáng tin cậy có liên quan tới quá trình thương lượng bán đảo”, tờ báo này còn nói trong số đảo được bán, có 1/3 thuộc sở hữu của chính phủ.
Vào tháng trước, Hi Lạp đã buộc phải chấp nhận khoản cứu trợ trị giá 110 tỉ euro của Liên minh châu Âu (EU) và quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) sau 10 năm chi xài quá trớn khiến đất nước lâm vào cảnh nợ nần kỷ lục.
Vỡ nợ kiểu Hi LạpLo sợ khủng hoảng hậu Hi Lạp lan rộngHi Lạp: Có khi phải bán đảo, đền đài để trả nợ!Thấy gì từ việc Hi Lạp nợ?Từ khủng hoảng nợ châu Âu, nhìn ra toàn cầu: Bài học đầu tiên
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận