14/07/2016 08:00 GMT+7

​Hậu kỳ thi THPT: 1001 nỗi niềm của phụ huynh

TDV
TDV

Kỳ thi THPT Quốc gia đã khép lại, nhưng những phân vân, trăn trở về cánh cửa đại học của phụ huynh và thí sinh vẫn chưa dứt.

Sau những cuộc “cân não” trong phòng thi, thì các bậc làm cha mẹ lại tiếp tục “cân não” với những định hướng giúp con mình trong việc chọn trường phù hợp.

Gian nan đồng hành cùng con

Kết thúc môn thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, nhiều bậc cha mẹ cũng mệt phờ vì những căng thẳng, chờ đợi và lo lắng cho con em mình. Đây chính là kỳ thi “quyết định” các bạn trẻ sẽ bước vào đời bằng cánh cửa đại học hay không.

Với nhiều người làm cha làm mẹ, thì đại học vẫn là lựa chọn sáng giá, giúp con mình thẳng bước vào đời, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Chị Hoàng Thị Lan (Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ, những ngày con bước vào kỳ thi, cả gia đình chị như bước vào một “trận đánh”. Con thức đêm học, mẹ và bố cũng thức theo, ngủ không ngủ được. Đưa con đi thi đúng vào đợt nắng nóng cao điểm, hai vợ chồng chị đứng ngồi không yên, vừa lo kết quả thi, vừa lo sức khỏe của con.

Anh Nguyễn Minh Vĩnh (Biên Hòa, Đồng Nai) thì cho biết, anh đã phải tốn nhiều công sức lẫn tiền bạc để giúp con tự tin trong kỳ thi “quyết định” này.

“Con khá lười học, nên khi vào cấp ba, tôi bắt đầu cho cháu một lộ trình ôn luyệt sát sao, vừa thuê gia sư riêng vừa kèm cặp việc học của cháu. Người cha lo sợ, nếu con trượt đại học, sẽ dễ bị ỷ lại hoặc sa ngã khi học trường “làng nhàng”, có môi trường không lành mạnh.

“Giờ đây, vào đại học dễ hơn trước kia vì có vô số trường, thậm chí có những trường điểm bao nhiêu cũng đỗ. Nhưng cũng vì vậy, việc chọn trường càng khó khăn hơn vì có quá nhiều chọn lựa” – anh Vĩnh nói.

Kỳ thi đợt 2 vào Đại học FPT sẽ diễn ra ngày 31-7-2016

Có thể nói, dù Bộ Giáo dục liên tục cải tiến quy chế, hình thức thi, nhưng những nỗi lo của mẹ cha trên hành trình cùng con vào đại học vẫn không hề giảm. Đó là một chặng đường đầy gian nan và thử thách, về cả vật chất lẫn tinh thần mà không phải ai cũng có thể chân cứng đá mềm vượt qua.

Lựa chọn của thương yêu sáng suốt

Cánh cửa vào đại học thì nhiều và rộng mở hơn, nhưng đầu ra eo hẹp, với tỉ lệ cử nhân thất nghiệp cao chính là nỗi lo lắng đến ám ảnh với thí sinh lẫn phụ huynh.

Cả hai con trai đầu của tôi đều thi đỗ vào một trường rất nổi tiếng, với số điểm đầu vào cao nhưng hiện tại, một cháu ra trường đã hơn một năm vẫn thất nghiệp, còn một cháu đang phải làm trái ngành. Là người làm cha, tôi thực sự thấy lo cho tương lai của cô con gái út trong thời buổi “người khôn kẻ khó” như hiện nay” – anh Trần Mạnh Tú (Quảng Nam) chia sẻ.

Bởi thế, thay vì ép con “chạy đua” vào trường nổi tiếng như với cậu con trai cả, hay hướng con vào trường có ngành “nổi” đang lên như với cậu con trai thứ hai, anh Tú cố gắng giúp con chọn trường một cách sáng suốt nhất.

Cháu thích học ngoại ngữ, mong được học trong một ngôi trường hiện đại, năng động. Hơn nữa, mơ ước của cháu là được ra nước ngoài học tập hoặc làm việc nhưng rất tiếc điều kiện tài chính của gia đình eo hẹp nên tôi đã tham khảo nhiều nguồn và gợi ý, cháu có thể chọn thi vào Đại học FPT, nơi cháu có thể nỗ lực để thực hiện một lúc nhiều sở thích, ước mơ” – anh Tú chia sẻ.

Theo anh, đây là trường đại học có định hướng quốc tế hóa, sinh viên có nhiều cơ hội ra nước ngoài học tập, trao đổi. Bên cạnh đó, môi trường học tập sát với thực tế, “học đi đôi với hành” có thể giúp con anh không bỡ ngỡ khi ra trường.

“Đặc biệt tôi được biết, nhà trường còn có học kỳ nước ngoài, cho các cháu sang những nước nói tiếng Anh để học với chi phí tương đương tại trường trong nước. FPT cũng là trường đại học thuộc một tập đoàn lớn ở Việt Nam, nên cơ hội việc làm sau khi ra trường của các cháu cũng đảm bảo hơn”.

Quê ở thành phố Hải Phòng, chị Nguyễn Thị Liên ủng hộ con thi vào ĐH FPT, dù rất muốn con học trường Y gần nhà. Tuy nhiên, con trai chị lại đam mê công nghệ thông tin, và nhất quyết chọn môi trường FPT.

“Qua tìm hiểu, trực tiếp tham quan trường tôi rất yên tâm về cơ sở vật chất của nhà trường. Điều quan trọng hơn là chương trình đào tạo của trường theo chuẩn quốc tế, đề cao việc thực hành cũng như phát triển con người về phẩm chất, tính tự lập, các kĩ năng mềm… Tôi tin rằng, đây sẽ là môi trường lý tưởng để con mình theo đuổi sở thích, cũng như phát triển bản thân” – người mẹ hào hứng nói.

Với những bậc cha mẹ như chị Liên, anh Tú và nhiều người làm cha mẹ khác, chính tình yêu thương, sự sáng suốt khi tôn trọng con trẻ giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt, chọn được ngôi trường đại học tốt nhất cho con em mình.

Năm 2016, ĐH FPT tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh đầu vào theo hình thức trắc nghiệm và viết luận. Kỳ thi đợt 2 diễn ra vào ngày 31-7-2016 cho 9 ngành đào tạo của trường gồm: Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Quản trị kinh doanh, Tài chính-Ngân hàng, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Anh, Thiết kế đồ họa, Kinh doanh quốc tế và Kiến trúc.

Xem điều kiện miễn thi, xét tuyển vào Đại học FPT tại đây.

TDV
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: FPT Đại học FPT