16/02/2014 11:05 GMT+7

Háo hức đi dự hội tư vấn tuyển sinh

HOÀNG HƯƠNG - MỸ DUYÊN
HOÀNG HƯƠNG - MỸ DUYÊN

TTO - 5g30, xe của Trường THPT Chu Văn An, Phú Tân, tỉnh An Giang đã tiến vào sân Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM. Bước xuống xe khi trời vẫn còn tờ mờ sáng, nhiều bạn cười tươi rói: “Ngày hội hoành tráng quá!”

ynZ6RrA9.jpgPhóng to
Hàng chụ cngàn học sinh đến tham gia ngày hội - Ảnh: Quang Định
G67IPpCn.jpgPhóng to
Các bạn học sinh đọc báo Tuổi Trẻ được phát miễn phí tại ngày hội - Ảnh: Quang Định
V19iityP.jpgPhóng to
Các đại biểu cắt băng khai mạc ngày hội - Ảnh: Quang Định
DtHsCfPc.jpgPhóng to
Ông Phạm Mạnh Hùng – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT phát biểu tại buổi lễ khai mạc - Ảnh: Quang Định
kx92w0cU.jpgPhóng to
Ông Lê Thế Chữ - Phó TBT Báo Tuổi Trẻ phát biểu khai mạc ngày hội - Ảnh: Quang Định

Thầy Nguyễn Đình Phùng, hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, cho biết: “Trường chúng tôi khởi hành từ 24g nên nhiều em phải đến ngủ nhờ nhà các bạn ở gần trường. Những năm trước, chỉ có giáo viên được tham dự chương trình này. Nhận thấy Tuổi Trẻ tổ chức chương trình rất thiết thực, học sinh rất cần phải tham dự trực tiếp nên năm nay là năm đầu tiên chúng tôi cho học sinh tham dự. Vì nhiều lí do nên cũng chỉ có 80/400 học sinh lớp 12 thuộc diện học sinh giỏi, cán bộ Đoàn, cán bộ lớp được đi”.

Trường có 600 học sinh tham gia

Một trong những trường có số lượng học sinh tham gia ngày hội cùng lúc đông nhất trong buổi sáng 16-2 là Trường THPT Chợ Gạo (Tiền Giang) với hơn 600 học sinh. Các học sinh đã phải thức dậy từ rất sớm để 4g xuất phát từ Tiền Giang lên TP.HCM.

Thầy Đinh Hải Sơn, giáo viên Trường THPT Chợ Gạo cho biết: “Do học sinh của trường ở xa, không có điều kiện cận thông tin nhiều như học sinh thành phố, nên ngay khi biết báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp, trường đã tổ chức xe đưa đón để đưa hơn 600 học sinh khối 12 đến tham gia. Đặc biệt, có những em mới học lớp 10, 11 cũng đăng ký đi cùng để định hướng trước nghề nghiệp tương lai”. (Ý THI)

Cả nhà cùng đi

6g 30 sáng, các đoàn xe của Trường THPT Tràm Chim, Đồng Tháp; Trường THPT Chợ Gạo, Tiền Giang, Trường THPT Hậu Nghĩa, Long An…nối tiếp nhau tiến vào ngày hội. Không khí “nóng” lên khi các sinh viên Trường ĐH Công nghệ TPHCM đón chào học sinh bằng các “con thú” vui nhộn trong phim hoạt hình; khi các học sinh xôn xao, ào xuống sân trường,…

Đến 8g, khi lễ khai mạc ngày hội bắt đầu, sân Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã chật kín người, ngoài những học sinh ở TPHCM, đoàn xe của các trường THPT thuộc những tỉnh phía Nam phải nhích từng chút một vào ngày hội. Ngay từ thời điểm này, ước tính đã có hơn 3000 học sinh tham gia ngày hội.

Không những thế, ngày hội còn “đón” rất nhiều giáo viên chủ nhiệm, giáo viên hướng nghiệp, cán bộ quản lý giáo dục và cả phụ huynh. Thậm chí, có trường hợp còn tham dự cả…gia đình như bạn Phạm Thị Minh Khoa, học sinh lớp 12A 5, Trường THPT Gò Vấp, TPHCM: “Sáng nay mình phải học phụ đạo nên nhờ mẹ đến ngày hội tìm hiểu thông tin từ sáng sớm. Đến 10g sau khi học xong, ba chở mình đến ngày hội gặp mẹ và …cả nhà cùng đi…tư vấn” – Khoa kể.

Năng lực hành nghề là quan trọng nhất

Sau lễ khai mạc là chương trình tư vấn chuyên sâu (tại 4 sân khấu với 4 nội dung khác nhau). Và khu vực “Gỡ rối hướng nghiệp, chọn lối vào đời” (do TS Đinh Phương Duy, chủ tịch Hội khoa học tâm lý giáo dục TPHCM; TS Lê Thị Thanh Mai, trưởng Ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM; TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TPHCM; Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM; TS Nguyễn Toàn, nguyên hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức tư vấn) thu hút sự chú ý của nhiều người nhất.

Trả lời câu hỏi của một giáo viên: “4-5 năm sau ngành nghề nào sẽ thiếu nguồn nhân lực?”, Ông Trần Anh Tuấn, khẳng định: “Mỗi năm, TPHCM và các tỉnh, thành phía Nam cần tuyển 700.000 – 800.000 lao động. Trong đó, nhóm ngành công nghệ - kỹ thuật – khoa học tự nhiên chiếm nhu cầu chủ lực. Ngành kinh tế tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, luật chiếm 30%. Tôi xin khẳng định là không có ngành nào dễ học, dễ làm, chỉ có người giỏi và dở mà thôi. Ví dụ ngành kinh tế tài chính hiện đang thừa nhân lực nhưng vẫn thiếu những người giỏi năng lực, giỏi ngoại ngữ. Nói như thế có nghĩa là học 1 nghề nhưng kiến thức phải rộng. Chắc chắn việc làm sẽ mở ra với các bạn trẻ, chúng ta tiếp cận việc làm không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Đây là xu thế hòa nhập, hồi phục của kinh tế thế giới và nước ta”.

Ông Tuấn cũng cho rằng: các bạn trẻ ngày nay có nhiều cơ hội tìm việc làm nhưng cũng phải cạnh tranh cao. Bằng cấp chỉ có giá trị 25%, 75% còn lại là kỹ năng sống, là sự nghiêm túc, năng động, kỷ cương và uyển chuyển của người lao động.

Về những câu hỏi thắc mắc xung quanh nội dung nên chọn ngành, nghề nào, TS Nguyễn Toàn tư vấn: “Các em phải biết mình thích ngành nào, xem ngành đó trường nào đào tạo. Tiếp theo phải quay lại đánh giá bản thân mình; đối chiếu điểm chuẩn năm trước, xem mình có đủ sức đáp ứng không, có đủ sức khỏe học tập không, đủ điều kiện tài chính để theo đuổi 4 – 5 năm không….

Mỗi gian tư vấn chứa nhiều điều thú vị

Theo ghi nhận, hơn 130 gian tư vấn của các trường THCN, CĐ, ĐH đều đầy ắp người tham quan. Các gian tư vấn của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật đặc biệt thu hút học sinh đến xem biểu diễn các loại máy làm móc áo, máy vẽ tranh, máy tự giữ thăng bằng, mô hình hệ thống truyền lực động cơ xe và các mẫu thiết kế thời trang đẹp mắt.

Đặc biệt, chú robot cá do sinh viên Khoa Cơ khí và chế tạo máy thiết kế có khả năng bơi lội như cá thật, nhận được sự tán thưởng của nhiều học sinh.

Học sinh tham quan gian tư vấn của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng được sinh viên Khoa Mỹ thuật công nghiệp vẽ tặng ký họa chân dung, tranh thư pháp. Rất nhiều học sinh đã trầm trồ thích thú trước những màn biểu diễn bartender của câu lạc bộ bartender của trường.

Khu vực “Cùng bạn khám phá Bách Khoa” cũng sôi động, thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh, học sinh. Tại đây, các bạn được xem đồ án của những sinh viên đã và đang học tại trường, giới thiệu chương trình liên kết quốc tế.

Đặc biệt, các thầy cô đang giảng dạy tại các khoa trực tiếp tham gia tư vấn, trả lời về nội dung học, cơ hội nghề nghiệp tương lai và giải đáp mọi thắc mắc của các bạn học sinh tham dự.

“Trong quá trình học và ôn thi, các em cần ăn đầy đủ, vì trên thực tế nhiều em bỏ bữa ăn hoặc ăn qua loa. Khi ngủ, nếu ngủ được 6 tiếng/đêm nhưng ngủ sâu là rất tốt. Nếu ngủ 8 tiếng nhưng chập chờn thì không tốt vì các em quá lo âu, căng thẳng. Học sinh cần học và ôn thi theo sơ đồ để tiết kiệm thời gian. Tôi xin khẳng định: Khoảng thời gian chúng ta có thể tập trung chỉ trong 2 tiếng chứ không thể tập trung suốt buổi sáng hay suốt buổi chiều. Sau 2 tiếng, cần phải nghỉ ngơi, thư giãn 30’, có thể đi bộ, nghe nhạc,... Buổi tối nếu các em đã buồn ngủ thì ngủ luôn chứ không nên uống café, trà vì không thể học tốt hơn, não rất mệt”.

(Trích tư vấn của TS.BS Trần Thị Minh Hạnh)

“Bộ GD-ĐT đánh giá cao hiệu qủa của chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ thực hiện liên tục hàng chục năm qua. Năm 2014, chuỗi chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp được mở rộng ra 19 tỉnh, thành với 3 ngày hội, 17 chương trình tư vấn và nhiều cuộc tư vấn trực tuyến. Điều đó cho thấy nỗ lực, sự nhiệt thành, tận tâm với công tác tuyển sinh, hướng nghiệp của một cơ quan báo chí uy tín, luôn được đông đảo bạn đọc cả nước đón đọc như Tuổi Trẻ.

Hơn 10 năm qua, báo Tuổi Trẻ đã không ngừng hỗ trợ, tiếp sức cho các em học sinh, tạo dấu ấn và niềm tin cho mỗi gia đình có con em chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Năm 2014, Bộ GD-ĐT tiếp tục đồng hành cùng Tuổi Trẻ trong chương trình có ý nghĩa xã hội lớn lao này”.

(Trích phát biểu của PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, thứ trưởng Bộ GD-ĐT tại lễ khai mạc ngày hội)

HQCz54Ic.jpgPhóng to
HOÀNG HƯƠNG - MỸ DUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên