Xe
09/04/2023 09:41 GMT+7

Hãng xe bắt ô tô mới chạy thử nghiệm 'quanh Trái đất' 75 lần

Một mẫu xe có thể được chạy thử nghiệm trên tổng quãng đường đủ để bao quanh Trái đất 75 lần (qua xích đạo).

Hãng xe bắt ô tô mới chạy thử nghiệm quanh Trái đất 75 lần - Ảnh 1.

Một chiếc ô tô muốn được lăn bánh phải trải qua quá trình thử nghiệm xe nghiêm khắc - Ảnh: Renault

Liên minh Renault-Nissan có thể không đứng đầu bảng xếp hạng độ tin cậy trên toàn thế giới, nhưng điều này không có nghĩa là thương hiệu Pháp không kiểm tra xe đủ tiêu chuẩn. 

Chẳng hạn, chiếc SUV Renault Austral đã được thử nghiệm gần 2,8 triệu km đủ các điều kiện đường sá khác nhau trên khắp châu Âu, nghĩa là chiếc xe đã chạy tương đương quanh Trái đất gần 75 lần.

Hãng xe bắt ô tô mới chạy thử nghiệm quanh Trái đất 75 lần - Ảnh 2.

Renault Austral có thể là cái tên xa lạ với nhiều người. Nhưng đây là chiếc SUV cỡ C có chung nền tảng với Nissan Qashqai, Nissan X-Trail và Rogue - Ảnh: Renault

Đứng sau các thử nghiệm xe này là Thierry Charvet, giám đốc chất lượng & công nghiệp của Tập đoàn Renault. Ông đặt ra Confirmation Runs - quy trình thử xe trên nhiều điều kiện đường sá, đường đô thị, đường núi, đường thành phố và dĩ nhiên cả đường thử tiêu chuẩn. Tất cả xe được bật đèn xanh sản xuất sẽ phải trải qua quá trình này, trước khi ra mắt chính thức.

Hãng xe bắt ô tô mới chạy thử nghiệm quanh Trái đất 75 lần - Ảnh 3.

Người kiến tạo “Confirmation Runs” cho Renault - Ảnh: Renault

Confirmation Runs (tạm dịch: Chạy xác nhận) bắt đầu tại Trung tâm Kỹ thuật Aubevoye gần Paris, Pháp. Ở đó có một đường đua để các kỹ thuật viên của Renault thử nghiệm xe ở tốc độ cao, lội nước, trượt dốc, kiểm tra độ thoải mái khi lái xe cũng như tiếng ồn. 

Sau đó, các xe tiền sản xuất sẽ được bàn giao cho những tay lái lão luyện khác di chuyển trong các điều kiện khác nhau. Chiếc xe đầu tiên trải qua Confirmation Runs là Megane E-Tech 2020 chạy điện.

Giờ, 160 xe Austral, dựa trên Megane E-Tech, được giao cho 100 nhân viên của Renault để chạy xác nhận. Một trong số họ, Alvaro Rodriguez Sastre, người Tây Ban Nha, đã lái chiếc Austral từ 1.000 - 1.500km mỗi tuần để xem chiếc xe hoạt động như thế nào. Sau đó, anh sẽ điền vào báo cáo về hoạt động của các bộ phận của chiếc xe thông qua ứng dụng cài đặt trong smartphone.

Hãng xe bắt ô tô mới chạy thử nghiệm quanh Trái đất 75 lần - Ảnh 4.
Hãng xe bắt ô tô mới chạy thử nghiệm quanh Trái đất 75 lần - Ảnh 5.

Chiếc xe nhà Renault phải trải qua nhiều thử nghiệm xác nhận trước khi đến tay người tiêu dùng - Ảnh: Renault

Ví dụ, một số con đường trải đá khiến xe tạo ra rung động tần số cao. Những rung lắc này thường được giảm chấn bằng hệ thống giảm xóc và các đệm lót. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những rung động lọt được vào bên trong xe. Do đó, người bên trong có thể nghe thấy tiếng rít và tiếng ồn khó chịu. Khi hệ thống treo được điều chỉnh tốt, cùng một số cải tiến kỹ thuật khác, chiếc xe có thể chạy êm hơn.

Ngoài ra, nhiều bộ phận khác cũng cần được trải nghiệm trong thế giới thực. Chẳng hạn màn hình thông tin giải trí, sang số, chất lượng vật liệu… Tất cả đều được ghi nhận trên quãng đường 2,8 triệu km mà 160 xe Austral trải qua. Những thông tin từ Confirmation Runs sẽ cho thấy chiếc xe hoạt động như thế nào khi đến tay người tiêu dùng.

Hãng xe bắt ô tô mới chạy thử nghiệm quanh Trái đất 75 lần - Ảnh 6.

Mỗi chiếc có lộ trình khác nhau để kiểm chứng “nhiều thực tế” nhất có thể - Ảnh: Renault

Không phải 160 xe đều đi cùng một lộ trình. Một số chạy qua lại giữa Tây Ban Nha và Pháp. Một số chạy thử nghiệm ở Đức hoặc Romania - nơi có con đường cao tốc Transfagarasan nổi tiếng về độ quanh co và khúc khuỷu. 

Sau khi các kết quả được thu thập, các kỹ sư phải tìm ra cách giải quyết các vấn đề trên dây chuyền sản xuất. Đôi khi chỉ là một điều chỉnh phần mềm nhỏ. Có lúc phải chế tạo lại một linh kiện nào đó. 

Hãng xe bắt ô tô mới chạy thử nghiệm quanh Trái đất 75 lần - Ảnh 7.

Thử nghiệm nhiều sẽ giúp Renault hạn chế triệu hồi xe - Ảnh: Renault

Tất nhiên, thử nghiệm xe nhiều như vậy không có nghĩa là sản phẩm cuối cùng sẽ hoàn hảo và chạy được hơn một triệu dặm (1,6 triệu km), nhưng ít nhất sẽ giúp xác suất xe bị hỏng giảm rất nhiều. Renault-Nissan không có “chính sách bán ngay, sửa sau” như nhiều hãng khác. Họ muốn tránh thấy những chiếc xe bị triệu hồi nhiều lần.

Điều này có ý nghĩa gì? Những chiếc xe Renault từ Austral trở đi đều được “tôi luyện” qua 2,8 triệu km. Và không chỉ Renault, những chiếc xe Nissan cũng có cơ hội hoàn thiện tương tự do việc chia sẻ nền tảng giữa các mẫu xe.

Màn thử độ bền điên rồ nhất thế giới: Thả Toyota Hilux từ độ cao hơn 3.000 métMàn thử độ bền điên rồ nhất thế giới: Thả Toyota Hilux từ độ cao hơn 3.000 mét

Không chỉ cho va chạm, một YouTuber đã quyết định kiểm tra độ bền chiếc Toyota Hilux bằng cách cho xe rơi tự do từ độ cao hơn 3.000 mét.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên