18/02/2024 17:21 GMT+7

Hàng nghìn thanh niên Myanmar tìm cách ra nước ngoài trước lệnh tòng quân

Hàng nghìn thanh niên Myanmar đang tìm cách ra nước ngoài, chủ yếu là Thái Lan, để trốn lệnh tòng quân bắt buộc.

Khoảng 1.000 người xếp hàng đợi trước cửa Đại sứ quán Thái Lan ở thủ đô Yangon từ sáng sớm 16-2 - Ảnh: AFP

Khoảng 1.000 người xếp hàng đợi trước cửa Đại sứ quán Thái Lan ở thủ đô Yangon từ sáng sớm 16-2 - Ảnh: AFP

Theo báo Telegraph, hàng nghìn người trẻ tuổi đang tìm cách rời khỏi Myanmar sau khi quân đội nước này ban hành lệnh tòng quân mới để bổ sung quân ngũ, trong bối cảnh miền bắc Myanmar đang chìm trong xung đột giữa chính quyền quân đội với liên minh nhóm vũ trang sắc tộc.

“Nó khiến cả đất nước trở nên hỗn loạn hơn, đặc biệt là thanh niên. Bây giờ, rất nhiều người trong số họ đang cố gắng di cư ra nước ngoài. Trong đó, họ chọn di cư đến Thái Lan là chủ yếu vì đây là quốc gia láng giềng, với nền văn hóa gần như tương đồng” - bà Wathone, người phát ngôn của People’s Goal - một tổ chức chuyên làm việc với những quân nhân đào ngũ, cho biết.

Báo Telegraph ghi nhận hôm 17-2, hàng trăm thanh niên kiên nhẫn xếp hàng dài dưới cái nắng nóng trên con phố bên ngoài Đại sứ quán Thái Lan ở thủ đô Yangon để xin thị thực.

Tuy nhiên, giữa “bão” nhu cầu thị thực, Chính phủ Thái Lan tuyên bố họ sẽ chỉ cấp 400 thị thực mỗi ngày cho các công dân Myanmar.

“Theo quân đội, số người đủ điều kiện nhập ngũ là khoảng 13 triệu người” - Tom Kean, một chuyên gia tư vấn cấp cao về Myanmar tại Công ty Crisis Group, nói. 

Trong khi đó, tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), nhiều người cũng đang thấp thỏm, hồi hộp chờ đợi tin tức về người thân ở bên kia biên giới.

“Tôi rất buồn khi cô con gái 23 tuổi của tôi vẫn đang ở nhà. Con bé phải đến Thái Lan càng sớm càng tốt” - Nu, một công dân Myanmar đang làm việc tại thủ đô Bangkok từ trước năm 2021, nói với tờ Telegraph.

Ngày 14-2, chính quyền quân sự Myanmar tuyên bố sẽ thực thi lệnh tòng quân bắt buộc, triệu tập 60.000 nam nữ thanh niên bắt đầu từ sau Tết té nước Thingyan vào giữa tháng 4 tới.

Trước đó vào ngày 10-2, chính quyền quân sự Myanmar công bố luật quản lý nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong tối đa hai năm sẽ được áp dụng đối với nam giới từ 18-35 tuổi, và nữ giới từ 18-27 tuổi.

Bất kỳ ai trốn nghĩa vụ quân sự bắt buộc sẽ phải đối mặt với án phạt 3 - 5 năm tù.

Dù mỗi ngày Thái Lan chỉ cấp 400 thị thực nhưng lại có đến hàng ngàn người Myanmar mong mỏi được đến xứ sở chùa vàng - Ảnh: AFP

Dù mỗi ngày Thái Lan chỉ cấp 400 thị thực nhưng lại có đến hàng ngàn người Myanmar mong mỏi được đến xứ sở chùa vàng - Ảnh: AFP

Lệnh tòng quân sắp được áp dụng không chỉ tuyển thanh niên, mà những người công tác trong ngành an ninh đã nghỉ hưu cũng được yêu cầu quay lại phục vụ - Ảnh: AFP

Lệnh tòng quân sắp được áp dụng không chỉ tuyển thanh niên, mà những người công tác trong ngành an ninh đã nghỉ hưu cũng được yêu cầu quay lại phục vụ - Ảnh: AFP

Chính quyền quân sự Myanmar tuyển thêm quân, triệu tập cả người đã nghỉ hưuChính quyền quân sự Myanmar tuyển thêm quân, triệu tập cả người đã nghỉ hưu

Đối mặt với áp lực lớn từ các nhóm vũ trang, chính quyền quân sự Myanmar sẽ thực thi lệnh tòng quân bắt buộc và triệu tập nhân sự đã nghỉ h

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên