Phóng to |
Phân loại rác trong Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (Thừa Thiên - Huế) - Ảnh: Quốc Thanh |
Theo số liệu khảo sát do các nhà chuyên môn của hiệp hội tiến hành ở các khu vực trên cả nước, khoảng 80% các bãi chôn lấp rác là những bãi thải tự nhiên, không hợp vệ sinh, quy trình chôn lấp không tuân thủ các quy định của quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành, “đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”.
Các lựa chọn công nghệ, máy móc xử lý rác cũng được khuyến cáo nên hướng tới tận thu năng lượng (chủ yếu dùng để phát điện) và tái chế rác thải thành những sản phẩm có ích. Khảo sát thực tế ở các vùng miền, GS.TS Nguyễn Hữu Dũng - viện trưởng Viện Môi trường đô thị và công nghiệp VN - nêu khuyến cáo cụ thể: tại các đô thị đặc biệt, loại 1, nên áp dụng công nghệ đốt rác tạo năng lượng (phát điện) hay công nghệ liên hợp xử lý rác thải.
Với các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, GS Dũng cho rằng công nghệ tái chế rác thải thành phân vi sinh, áp dụng lò đốt rác công suất khoảng 300 tấn/ngày, công nghệ đốt rác chuyển hóa thành năng lượng cho liên đô thị theo phương thức công tư kết hợp (PPP) nên được áp dụng ở những khu vực này.
Trong khi đó, khuyến cáo cho những đô thị vùng núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây nguyên, Viện Môi trường đô thị và công nghiệp VN đưa ra ba hướng để cân nhắc: vẫn có thể chôn lấp hợp vệ sinh (lượng rác ít, chi phí thấp, còn đất đai, xa dân cư...), tái chế rác thành phân vi sinh hoặc viên đốt nhiên liệu...
Theo GS.TSKH Nguyễn Văn Liên - chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp VN, hiệp hội sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Xây dựng, bàn thảo các chính sách khuyến khích nhằm kêu gọi đầu tư xử lý rác thải tại mỗi địa phương, kể cả đưa ra các khuyến cáo công nghệ xử lý rác có thể áp dụng...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận