Bão Haiyan cách bờ 190km: 6 người chết, 3 người bị thương Tối 10-11, bão Haiyan vào vùng biển Thanh Hóa - Hải Phòng
Phóng to |
Ngư dân neo đậu thuyền tại bến trú tránh bão Ngọc Hải, Đồ Sơn, Hải Phòng - Ảnh: Thân Hoàng |
Trưa ngày 10-11, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức cuộc họp bàn khẩn cấp lên phương án, kiểm tra công tác phòng chống cơn bão Haiyan. Cuộc họp do ông Dương Anh Điền, chủ tịch UBND TP chủ trì.
Tại cuộc họp, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Hải Phòng, cho biết đã lên phương án sơ tán dân khi bão đổ bộ trực tiếp với tổng số gần 80.000 người. Trong đó sơ tán tại chỗ khoảng gần 34.000 người và di dời đến nơi khác khoảng hơn 46.000 người.
Hiện tại các quận huyện ven biển như Đồ Sơn, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Hải An… đã bắt đầu di dân tại chỗ.
Cũng theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Hải Phòng, hiện tại 100% tàu thuyền đánh bắt xa bờ đã vào nơi trú tránh bão an toàn. Hơn 4.000 phương tiện, gần 13 ngan lao động đã được thông tin về cơn bão. Ở khu vực ven bờ còn khoảng 104 phương tiện còn hoạt động và sẽ về bến trong chiều nay.
Đến buổi trưa cùng ngày, tại đảo Bạch Long Vĩ bắt đầu có mưa to, gió bão cấp 6, cấp 7. Những hộ dân ở khu vực Âu cảng Bạch Long Vĩ đã được đưa vào nơi tránh bão.
Bộ chỉ huy quân sự TPHải Phòng cho biết đã huy động 100% quân số để túc trực phòng chống bão. Lực lượng cơ động có hơn 1.500 người, lực lượng tại chỗ gần 5.500 người sẵn sàng chống bão.
Ở các điểm đê xung yếu dễ gây sạt lở, vỡ đê khi bão đổ bộ như đoạn đê ở Kiến Thụy, Đồ Sơn, Tràng Cát (Hải An)… đã được bó trí lực lượng sẵn sàng ứng cứu.
Tại cuộc họp, ông Dương Anh Điền, chủ tịch UBND TP Hải Phòng, chỉ đạo từ 15g sẽ tiến hành cấm biển, dừng mọi hoạt động chở khách, vui chơi trên biển. Huy động tàu đưa khách du lịch từ đảo Cát Bà về đất liền trước 17g. Lực lượng biên phòng phối hợp cùng Cảng vụ Hải Phòng kiểm tra đảm bảo an toàn các phương tiện chở khách. Công tác sơ tán dân sẽ được hoàn tất trước 17g.
Dân vùng ven biển Thanh Hóa căng sức chạy bão
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ tại các xã giáp biển Hải Hà, Hải Châu, Hải Thượng, đặc biệt là xã đảo Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, ngay trong sáng 10-11, việc di dời dân đang được khẩn trương thực hiện.
Sáng 10-11, ông Nguyễn Đức Quyền, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết tỉnh đã quyết định di dời khẩn cấp 10.023 hộ với 44.620 người ở các vùng cách mép nước biển 200m thuộc 6 huyện, thị xã ven biển Thanh Hóa đến nơi an toàn. Theo ông Quyền, việc di dời phải được hoàn tất trước 18g ngày 10-11.
Huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã phát lệnh di dời khẩn cấp đối với 1.433 hộ, tương đương với 6.766 dân của 15 xã ven biển của huyện.
Gương mặt đầy lo lắng của ông Lê Quang Tể trước 18 ô lồng nuôi cá của ông trị giá hơn 300 triệu đồng đang trơ trọi giữa biển - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Ông Nguyễn Văn Dương, phó chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), cho biết yêu cầu trước mắt các xã phải thực hiện khẩn trương việc di dời dân. “Thời điểm phải hoàn thành trước 18g chiều nay”- ông Dương nói.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ tại các xã giáp biển Hải Hà, Hải Châu, Hải Thượng, đặc biệt là xã đảo Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia), ngay trong sáng 10-11, việc di dời dân khỏi các điểm xung yếu đã được thực hiện đối với các trường hợp người già, trẻ em và phụ nữ.
Tại xã đảo Nghi Sơn, một xã có địa thế bốn mặt giáp biển, đến 12g trưa nay tại khu vực này đã có gió cấp 6-7 và có mưa nhỏ.
Loa phát thanh của xã liên tục phát đi thông báo yêu cầu người dân tại các vùng xung yếu, khu mép nước giáp biển, vùng núi thực hiện việc di dời tài sản và người cao tuổi vào khu vực tránh trú bão. Các lực lượng dân quân, công an cũng đã đến từng điểm xung yếu vận động các hộ dân thực hiện việc di dời. Còn trên những tuyến đường của xã, người dân trong xã cũng bắt đầu tìm tới các đại lý mua trữ mỳ tôm, nước uống.
Ông Nguyễn Văn Huấn, phó bí thư Đảng ủy xã Nghi Sơn, cho Tuổi Trẻ biết do địa hình của xã rất đặc thù, tiếp giáp trực tiếp với biển, vì vậy khi bão đổ bổ vào sẽ có hai điểm thực sự rất nguy hiểm.
“Khu nguy hiểm nhất là vùng mép nước giáp biển. Khu vực này có khoảng 220 hộ đang sinh sống tại đây. Trước mắt chúng tôi yêu cầu di dời tài sản và người già, trẻ em. Trong chiều nay và trước 18g ngày 10-11, toàn bộ người dân khu vực này cũng buộc phải di dời. Khu nguy hiểm thứ hai là vùng mép núi, đây là khu vực có nguy cơ hạt lở cao. Tại đây có khoảng 60 hộ thuộc các thuôn Lam Sơn, Thanh Sơn. Chúng tôi đã xác định phải di dời khoảng 1.189 khẩu tại hai khu vực này. Phương án di dời được xác định đưa về nhà người thân, họ hàng và đưa về trường tiểu học của xã với sức chứa khoảng 200 hộ.
Tại xã ven biển Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, không khí di dời dân đi tránh bão từ trưa sang đầu giờ chiều diễn ra rất khẩn trương.
Xã Hoằng Trường di dời 283 hộ dân (1.334 nhân khẩu) ở các thôn gần mép nước ven biển là thôn: Liên Minh, Hải Sơn, Linh Trường, Giang Sơn, Thành Xuân, đến Trạm ra đa 510 của Bộ tư lệnh Hải quân (thuộc Quân chủng Hải Quân), trường tiểu học, THCS của xã và trụ sở UBND xã trong trưa, đầu giờ chiều 10- 11.
Người dân đi tránh bão được lo chỗ ăn nghỉ an toàn. Bên cạnh đó, người dân cũng tự túc lương thực đem đến nơi tránh trú bão.
Phóng to |
Ông Phạm Ngọc Linh nhà tại xã Đảo Nghi Sơn đang di chuyển đồ đạc đến những nơi cao hơn đề phòng bão lụt - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Hàng trăm lồng bè cá của ngư dân tại xã đảo Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đang được người dân chằng chéo - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Người dân tích trữ lương thực đối phó với bão - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Những chiếc thuyền thúng được di chuyển lên bờ an toàn - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Đọc thêm:
Bão Haiyan cách bờ 190km: 6 người chết, 3 người bị thương100% nhà giàn vững vàng trước bão HaiyanDân miền Trung đào hàng ngàn hầm tránh siêu bão Bão sẽ suy yếu khi vào gần bờBão số 14 chuyển hướng chệch ra Bắc1.200 người dân Philippines có thể đã chết do bão HaiyanBão số 14 chuyển hướng chệch ra BắcHội An "băng bó” chùa Cầu chống siêu bãoDân vùng biển Quảng Nam "độn thổ" trú bão
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận