Các bác sĩ đang cấp cứu cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC |
Gia đình đã xin cho bệnh nhân về và bệnh viện đã ký giấy, cho xe và sau đó đã thực hiện một "quyết định cân não" là ghép gan cho bệnh nhân.
"Gia đình bệnh nhân sống ở vùng nghèo của huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, gia cảnh rất nghèo. Quỹ Thiện Tâm đã đóng góp các chi phí thiết bị y tế hàng trăm triệu đồng, kíp phẫu thuật của Bệnh viện Việt Đức hơn 100 người đã tham gia ca ghép và không nhận phụ cấp" - ông Trần Bình Giang, giám đốc Bệnh viện Việt Đức nói.
Theo ông Giang, đây là trường hợp nặng nhất trong 36 ca ghép gan đã thực hiện tại Bệnh viện Việt Đức.
Trước ngày 29-3 (trước thời điểm phẫu thuật), bệnh nhân điều trị ở một bệnh viện khác, bệnh biến chuyển nhanh nên các bác sĩ đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tiến hành ghép gan cho bệnh nhân.
TS Nguyễn Quang Nghĩa, giám đốc Trung tâm ghép tạng Bệnh viện Việt Đức cho biết ca ghép kéo dài trong khoảng 10g và có nhiều thời điểm rất khó khăn.
Tính đến 3-4, năm ngày sau ghép, người cho gan là bố đẻ bệnh nhân đã tự ăn và đi lại được, bệnh nhân đã được rút nội khí quản sau mổ 36 tiếng, sớm hơn dự định của bác sĩ, gan ghép đang trong quá trình hồi phục.
Bác sĩ cũng đánh giá trước mổ bệnh nhân hôn mê, rất lo sau mổ bệnh nhân không tỉnh lại, bệnh nhân bị rối loạn đông máu có chống chỉ định với phẫu thuật, trong khi đây là ca phẫu thuật lớn là ghép cả lá gan...
Tuy nhiên nhờ sự phối hợp của các thầy thuốc, bệnh nhân đã vượt qua giây phút thập tử nhất sinh và sắp trở về với cuộc sống.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận