Thứ 3, ngày 26 tháng 1 năm 2021
Hà Nội đề xuất đổi 6.000ha đất làm đường sắt đô thị
TTO - Đó là phương án được UBND TP Hà Nội đề xuất Thủ tướng về việc đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn.
![]() |
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đang được thi công, dự kiến năm 2021 sẽ hoàn thành đưa vào khai thác - Ảnh NGUYỄN KHÁNH |
Theo UBND TP Hà Nội, TP đã quy hoạch hệ thống giao thông đến năm 2030, tầm nhìn 2050 với 10 tuyến đường sắt đô thị có tổng chiều dài hơn 417km, trong đó có hơn 75km đi ngầm.
Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng hơn 40 tỷ USD, trong đó giai đoạn đầu từ 2021-2025 khoảng trên 7,6 USD.
Trong số này có hai tuyến do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. UBND TP Hà Nội làm chủ đầu tư tám tuyến còn lại.
Để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị này, Hà Nội đề xuất Chính phủ hai phương án.
Phương án thứ nhất, đề nghị Chính phủ bố trí nguồn vốn ODA để thực hiện các dự án có kế hoạch đầu tư trong từng giai đoạn 2017-2020; 2020-2025 và các năm tiếp theo.
Phương án thứ hai, đề nghị Chính phủ chỉ bố trí vốn ODA thực hiện đầu tư hai tuyến, các tuyến còn lại Hà Nội sẽ thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tác công tư PPP.
Với các nhà đầu tư, TP cho biết sẽ cam kết bố trí quỹ đất đối ứng, đổi lại, nhà đầu tư cam kết ứng trước vốn để thực hiện giải phóng mặt bằng dự án, không tính lãi suất hoặc lãi xuất thấp và triển khai đầu tư ngay dự án.
Doanh nghiệp cũng phải cam kết ứng trước kinh phí để lập hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi, khả thi.
Hà Nội đề xuất Chính phủ cho phép bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 khoảng 6.000ha đất với tổng giá trị tiền sử dụng đất khoảng 300.000 tỷ đồng để làm quỹ đất đối ứng cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, TP đề xuất sẽ đấu giá bán, cho thuê các quỹ đất chuyên dùng, nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, trụ sở các cơ quan, đơn vị thành phố dôi dư khi sắp xếp lại trị giá khoảng 15.000 tỷ đồng.
Hà Nội cũng đề xuất được sử dụng toàn bộ số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố, trong đó riêng 2016-2020 là khoảng 22.500 tỷ đồng để đầu tư đường sắt đô thị.
Theo báo cáo của TP với Chính phủ, hiện đã có 5 nhà đầu tư trong nước và 2 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị và tàu điện ngầm.
10 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội dự kiến triển khai: * Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh * Nội Bài - Thượng Đình - Bưởi * Cát Linh - Hà Đông - Xuân Mai * Trôi - Nhổn - Yên Sở * Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà * Văn Cao - Hòa Lạc * Nội Bài - Ngọc Hồi * Mê Linh - Hà Đông * Sơn Đồng - Mai Dịch - Dương Xá * Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai |
-
TTO - Trao đổi với báo chí bên hành lang Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, nhiều đại biểu cho rằng nội dung của báo cáo chính trị do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày gắn liền với thực tiễn.
-
TTO - Chiều tối nay 26-1, Bộ Y tế thông báo ghi nhận thêm 2 ca mắc COVID-19 mới, cả 2 đều mới nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam tính từ đầu vụ dịch là 1.551 ca. Trong khi đó, thế giới đã vượt 100 triệu bệnh nhân.
-
TTO - Mặc dù hình ảnh áo dài khá quen thuộc với người Việt Nam nhưng sự xuất hiện của những chàng trai với bộ áo dài đầy màu sắc và thật sự lịch lãm khiến nhiều người không khỏi trầm trồ khen ngợi.
-
TTO - Không chỉ mở thêm chặng bay mới, hãng hàng không tiếp tục "bơm" thêm hàng triệu vé khuyến mãi, tặng hành lý lý gửi 23kg đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp cao điểm tết 2021.
-
TTO - Ông Phạm Thế Duyệt - nguyên ủy viên thường vụ - thường trực Bộ Chính trị, nguyên chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - đã nhấn mạnh như vậy khi chia sẻ với Tuổi Trẻ về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận