22/06/2018 12:42 GMT+7

Hà bá “nuốt” ĐBSCL

BẢO LIÊN
BẢO LIÊN

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa công bố bản đồ sạt lở, xói lở bờ sông, bờ biển tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Hà bá “nuốt” ĐBSCL - Ảnh 1.

Đầu tháng 5 - 2018, một đoạn sông Ô Môn thuộc phường Thới An (quận Ô Môn, TP Cần Thơ) sạt lở kéo dài hơn 100m khiến 34 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có 7 hộ dân bị “hà bá” nuốt hoàn toàn nhà cửa và tài sản - Ảnh: CHÍ QUỐC

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa công bố bản đồ sạt lở, xói lở bờ sông, bờ biển tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, hiện vùng này đã và đang xuất hiện 562 điểm sạt lở, trong đó có 55 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm.

Hà bá “nuốt” ĐBSCL - Ảnh 2.

Còn phía biển Đông sạt lở cũng đang đe dọa hàng chục km bờ biển của tỉnh Bạc Liêu. Trong ảnh: Sóng lớn đánh sập kè Gành Hào thuộc thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải (Bạc Liêu) - Ảnh: TRẦN NGUYÊN

Liên tiếp trong vòng khoảng 2 tháng qua, hàng loạt vụ sạt lở bờ sông đã diễn ra ở khắp nơi như TP Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang và hàng loạt vụ sạt lở bờ biển ở Cà Mau. Những vụ sạt lở này đã khiến nhiều người dân mất nhà, mất tài sản và sống trong cảnh khốn đốn vì cuộc sống bị xáo trộn.

Hà bá “nuốt” ĐBSCL - Ảnh 3.

Cuộc sống đầy khó khăn của người dân xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới, An Giang) tại nơi sạt lở khủng khiếp ở sông Vàm Nao. Đến nay toàn bộ khu vực này dù đã được gia cố, nhưng nhà cửa rất đìu hiu - Ảnh: CHÍ QUỐC

Được biết, Chính phủ quyết định sẽ chi 1.500 tỉ đồng trong năm 2018 để xử lý các khu vực sạt lở cấp bách cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu trong đó có bản đồ sạt lở bờ sông, bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hà bá “nuốt” ĐBSCL - Ảnh 4.

Không chỉ sạt lở bờ sông mà bờ biển cũng là “điểm nóng” sạt lở ở ĐBSCL. Trong ảnh: biển Tây đoạn thuộc huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) bị sạt lở nặng trong những ngày qua - Ảnh: CHÍ QUỐC

BẢO LIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên