13/11/2005 19:02 GMT+7

Giáo án điện tử và khúc biến tấu... buồn

QUANG TUẤN
QUANG TUẤN

TTO - Tôi đồng ý với ý kiến của Thạc sĩ Đoàn Văn Hưng (Trường ĐH Quy Nhơn): “Bài giảng điện tử không thể thay thế việc biên soạn giáo án truyền thống, cũng không thể thay thế hẳn thao tác sử dụng phấn trắng bảng đen trong quá trình lên lớp…”.

Nhân đọc bài Phấn trắng bảng đen hay giáo án điện tử?

B3Ooii2g.jpgPhóng to
Một tiết dạy có sự hỗ trợ của CNTT ở Trường THCS Chu Văn An, Q.1, TP.HCM - Ảnh: H.Hương
TTO - Tôi đồng ý với ý kiến của Thạc sĩ Đoàn Văn Hưng (Trường ĐH Quy Nhơn): “Bài giảng điện tử không thể thay thế việc biên soạn giáo án truyền thống, cũng không thể thay thế hẳn thao tác sử dụng phấn trắng bảng đen trong quá trình lên lớp…”.

Bản thân tôi cũng đã được học tập theo phương pháp mới này. Có thể nói, mỗi buổi học bằng máy chiếu với giáo án do giảng viên biên soạn trên máy tính như vậy rất căng thẳng.

Căng thẳng không phải vì lượng kiến thức phải lĩnh hội quá nhiều mà vì nếu không "tốc ký" cho kịp tốc độ giảng bài của cô thì sẽ chẳng có gì “xào” khi ôn thi cả. Cô còn tuyên bố, những ai không ghi bài thì liệu hồn vì những sách cô phát cho chỉ là sách tham khảo, còn phần chính là những bài giảng này.

Thế là suốt cả 5 tiết học, cô cứ thao thao trên bảng, chủ yếu là nhắc lại những gì cô đã biên soạn. Còn dưới lớp, sinh viên cắm cúi ghi chép nhưng là chép những gì đang chạy vèo vèo trên phông kẻo nó “chạy” mất. Và toàn cảnh buổi học là việc ai nấy làm, cô lo việc cô, trò lo việc trò. Đã học bằng giáo án điện tử thì khối lượng kiến thức sẽ tăng lên do không mất thời gian cho thao tác viết bảng. Nhưng kết cục là sinh viên trở thành một cái máy photocopy đời cổ. Có bạn nảy ra sáng kiến là đem USB đến copy trộm toàn bộ giáo án vào giờ giải lao, khi cô ra ngoài.

Không chỉ như vậy mà thời gian dành cho việc tháo lắp các thiết bị cho giờ học hầu như đã chiếm hết cả tiết học đầu tiên. Giảng viên cứ một mình loay hoay vặn vặn, lắp lắp mà thay vào đó lại không hướng dẫn cho sinh viên để lần sau các bạn có thể tự chuẩn bị trước. Còn sinh viên, vì bị ức chế với những giờ học “tra tấn” như thế nên cứ thản nhiên ngồi nói chuyện, đó còn gọi là “liệu pháp câu giờ”…

Một câu hỏi đặt ra là tính hiệu quả của giáo án điện tử thể hiện ở đâu? Tại sao giảng viên không cho in toàn bộ thông tin chính trong bài giảng phát cho từng sinh viên rồi thời gian trên lớp dành cho việc thuyết giảng về những vấn đề đó, giúp cho sinh viên hiểu sâu hơn? Đã hiểu sâu về lí thuyết thì việc đọc tài liệu tham khảo ở nhà cũng không đến nỗi như… “gà xem tranh”. Làm như vậy thì không những chẳng có sinh viên nào dám giở trò láu cá mà trái lại họ sẽ tiếp thu bài giảng một cách chủ động, say mê.

Cũng may là môn học ấy đã qua. Giờ đây, tôi tự hỏi là không biết có lớp học nào phải trải qua hoàn cảnh như lớp tôi không? Áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng như thế nào cho hiệu quả và áp dụng đối với những môn học nào có lẽ cũng cần các hội thảo về giáo dục cân nhắc.

QUANG TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên