Người dân đi ngược chiều thành đoàn qua khu cầu Rạch Chiếc (TP Thủ Đức) bất chấp nguy hiểm - Ảnh: TIẾN QUỐC
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở Giao thông vận tải TP.HCM thống kê xảy ra 692 vụ tai nạn giao thông làm 182 người chết, 466 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2023 giảm 102 người chết (-35,92%), tăng 15 vụ (+2,22%), tăng 80 người bị thương (+20,73%).
Tình hình trật tự an toàn giao thông đã có những chuyển biến nhất định, nhưng vẫn còn tồn tại bất cập. Thời gian tới, các đơn vị vẫn cần tiếp tục siết chặt biện pháp về hạ tầng giao thông, xử phạt nghiêm vi phạm giao thông, nhất là Công an TP.HCM sẽ tiếp tục siết chặt quy định "Đã uống rượu bia, không lái xe".
Trước thực trạng giao thông hiện nay, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm thúc đẩy văn hóa "Uống có trách nhiệm" trong cộng đồng. ThS Đoàn Hồng Đức - phụ trách bộ môn quy hoạch giao thông, Viện Xây dựng, Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM - chia sẻ các nghiên cứu chỉ ra tai nạn giao thông xảy ra do yếu tố con người chiếm tới 93%, cơ sở hạ tầng chiếm 34%, phương tiện là 13%.
Trên cơ sở đó, các đơn vị tiếp cận và thực hiện nhóm giải pháp nhằm kéo giảm số vụ, mức tổn thất do tai nạn giao thông.
Thực tế TP.HCM cũng đã quyết tâm áp dụng nhiều giải pháp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đưa ra những quy định về phương tiện an toàn, tổ chức giao thông, tuyên truyền hoặc chế tài nhằm giảm bớt số lượng cũng như mức độ tổn thương của tai nạn giao thông.
Theo ông Đức, thời gian tới TP.HCM tập trung hơn nữa cải thiện hạ tầng, hình thành mạng lưới đường giao thông thông suốt.
Nhiều khu dân cư quy mô lớn liên tục nhau, giảm thiểu các hành trình không an toàn. Trên từng con đường, đoạn tuyến phải đảm bảo tổ chức giao thông hạn chế xung đột xe cộ đi ngược chiều, cắt ngang, cảnh báo giảm tốc độ ở điểm nguy hiểm.
Cảnh sát giao thông thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử phạt nghiêm hành vi vi phạm hành chính - Ảnh: THU DUNG
Ngoài ra, cơ quan quản lý tăng cường biện pháp kiểm tra, xử lý vi phạm nghiêm khắc để răn đe, nâng cao mức xử phạt với hành vi vi phạm nguy hiểm. Tăng cường biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành giao thông của cộng đồng.
TP.HCM cũng đã tăng ứng dụng công nghệ cao, dùng thiết bị đo tốc độ, camera giám sát xử phạt vi phạm. Lực lượng chức năng có thể xử phạt, thông báo vi phạm qua tin nhắn, Internet…
"Không chỉ vậy, ngành giao thông chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe, cập nhật vào chương trình Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phải có sát hạch thực tế, đảm bảo rằng người được cấp giấy phép lái xe đủ kỹ năng và kiến thức đi đường an toàn", ông Đức nhấn mạnh.
Từ cuối năm 2023 đến nay, Heineken 0.0 đã nỗ lực thực hiện nhiều chương trình hướng đến văn hóa uống có trách nhiệm, bao gồm sự hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và nhận thức ngày càng cao của người dân.
Sắp tới, nhãn hàng sẽ tiếp tục phát triển và duy trì các chương trình đồng hành cùng các cơ quan Chính phủ trong việc đẩy mạnh ý thức và thói quen "Đã uống rượu bia, không lái xe".
TP.HCM dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện, xử phạt vi phạm
Để nâng cao trật tự an toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết phối hợp các đơn vị ngành giao thông triển khai phát triển hạ tầng giao thông, mở rộng đường sá, phát triển xe công cộng. Song song đó, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân.
Đặc biệt, đối với công tác đào tạo sát hạch lái xe, sở ban hành bộ tiêu chí đánh giá trung tâm sát hạch lái xe. Trong đó giám sát kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe nâng cao chất lượng đào tạo. Chương trình hiện nay đào tạo kỹ năng, kiến thức, tăng giám sát thực hành.
TP.HCM ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng đô thị thông minh. Cụ thể, triển khai các giải pháp thu thập thông tin điều khiển giao thông thông minh ở 216 nút giao thông. Sử dụng trí tuệ nhân tạo - AI, camera để giám sát giao thông, xử phạt nguội vi phạm hành chính.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận