Theo đó, trong năm 2015, thống kê chưa đầy đủ tại Bộ Xây dựng và 20 địa phương, qua thực hiện thẩm định dự toán gần 4.600 công trình đã cắt giảm được 1.600 tỷ đồng sau khi thẩm định.
Cũng trong năm qua, thanh tra Bộ Xây dựng đã triển khai 79 đoàn thanh tra, ban hành 30 quyết định xử phạt hành chính, kiến nghị xử lý về kinh tế số tiền gần 1.000 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Dũng, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành xây dựng tiếp tục tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm của ngành xây dựng đạt mức tăng cao nhất kể từ năm 2010.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2015 đạt gần 1.000 tỷ đồng. Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 22m2 sàn/người (tăng 1,1 m2 sàn/người so với 2014).
Trong năm 2015, đã có 33 dự án nhà ở xã hội hoàn thành đầu tư xây dựng, trong đó có 13 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp.
Hiện đang tiếp tục triển khai 108 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp.
Trong năm 2015, tồn kho liên tục giảm mạnh (giảm 60,41%); tốc độ giải ngân gói tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng tiếp tục tăng mạnh.
Tính đến hết tháng 12-2015 đã cam kết cho vay gần 27.000 tỷ đồng (đạt 90%) và đã giải ngân gần 18.000 tỷ đồng đối với 60 dự án và trên 40.000 hộ gia đình, cá nhân.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, trong năm qua chất lượng một số công trình xây dựng còn thấp; tình trạng thất thoát, lãng phí, chậm tiến độ thi công vẫn còn là vấn đề gây nhiều bức xúc; việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, công bố một số định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ quản lý đầu tư xây dựng vẫn còn chậm.
“Trong một số trường hợp nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí, mất an toàn trong đầu tư xây dựng là do thiếu vai trò quản lý, kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, áp dụng không đúng các định mức kinh tế - kỹ thuật, sự hạn chế về năng lực hoặc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu” - Bộ trưởng Dũng nhận định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận