Ăn gạo lứt có giảm cân?
Gạo lứt (gạo nâu) bản chất là loại gạo không đánh bóng nên giữ lại được nguyên cám (lớp vỏ lụa màu nâu) chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt và chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Đặc biệt, hàm lượng chất xơ trong gạo lứt gấp 2 lần so với gạo trắng thông thường nên cơ thể sẽ tiêu hóa chậm hơn, mang lại cảm giác no lâu, khiến bạn giảm cảm giác thèm ăn vặt.
Thêm nữa, chất xơ trong gạo lứt rất tốt cho đường tiêu hóa, chống táo bón, giúp nhuận tràng. Đó là lí do tại sao khi ăn cơm gạo lứt, bạn có cảm giác bụng rất nhẹ nhàng, dễ chịu. Sau một thời gian thấy số đo giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, gạo lứt ăn rất cứng, cần phải nấu lâu mới chín và nhai kỹ khi ăn. Bởi vậy, người sử dụng không thể ăn nhanh nên tiêu thụ ít hơn, cảm giác no lâu hơn.
Mặt khác, một nghiên cứu từ trường Đại học Tufts (Massachusetts, Mỹ) còn chỉ ra rằng, ở những người ăn gạo nâu, lượng calo bị tiêu hao tương đương với đi bộ nhanh 30 phút, tỷ lệ trao đổi chất cao hơn và hấp thụ lượng calo ít hơn trong bộ máy tiêu hóa.
Do đó, việc ăn gạo lứt sẽ là một trong những lựa chọn khôn ngoan nếu bạn muốn duy trì lối sống lành mạnh hơn và có một cơ thể thon gọn, khỏe khoắn.
Thực đơn giảm cân bằng gạo lứt
- Bữa sáng:
+ Bột sữa thảo mộc Kokkoh (thành phần chính từ gạo lứt, nếp lứt, hạt sen, mè)
+ Hoặc một bát cơm gạo lứt với muối mè và một ít rau xào.
- Bữa trưa:
+ 1-2 bát cơm gạo lứt.
+ Rau củ thiên nhiên (nấu canh hoặc xào, luộc).
+ Tôm, tép hoặc cá nhỏ rang, chiên hoặc kho nhừ để có thể ăn cả xương, vỏ.
- Bữa tối:
+ 1 bát cơm lứt muối mè.
+ Phở lứt xào rau củ trộn tương Tamari.
+ Canh cà rốt, bí đỏ nấu Poa-rô.
- Thức ăn tráng miệng: hoa quả theo mùa.
- Nước uống trong ngày: nước trà bancha, trà gạo lứt đều là 2 loại trà giúp thanh lọc, hỗ trợ giảm cân rất tốt.
Các sản phẩm thực dưỡng như sữa thảo mộc, trà gạo lứt, phở lứt,... hiện có thể tìm mua dễ dàng ở các cửa hàng chuyên bán đồ chay thực dưỡng tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành trên cả nước.
Ngoài ra, trên thị trường còn có rất nhiều sản phẩm khác như cốm nếp lứt, cơm gạo lứt huyết rồng sấy giòn, bột ngũ cốc, bánh tráng... để bạn có thể lựa chọn cho thực đơn ăn kiêng của mình.
Những lưu ý khi giảm cân bằng gạo lứt
Từ những phân tích trên đây về thành phần đến cách ăn, có thể thấy gạo lứt quả nhiên sẽ giúp bạn giảm cân nhanh hơn so với việc ăn gạo trắng.
Nhưng cũng cần hiểu rằng gạo lứt cũng như gạo bình thường, chỉ là một chất tinh bột cung cấp một phần chất dinh dưỡng, chúng ta vẫn cần ăn bổ sung với các nhóm thực phẩm khác như đạm, chất khoáng và bổ sung thêm rau củ tươi vào chế độ ăn giảm cân của bạn.
Khi giảm cân bằng gạo lứt, bạn cần lưu ý:
- Ngâm gạo trước khi nấu: Nếu bạn nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện thông thường, gạo cần được ngâm trước đó 2 giờ. Còn nếu sử dụng nồi áp suất, bạn chỉ cần ngâm gạo trước 15 phút là được.
- Gạo lứt rất cứng nên khi ăn, bạn cần nhai thật kỹ, ít nhất 50 lần mới nuốt, nếu có thời gian nên nhai đến lần thứ 70- 90.
- Nếu ngán ăn cơm gạo lứt, bạn có thể thay đổi sang bún, mì, phở lứt đều có tác dụng tương tự.
- Trong quá trình ăn kiêng bằng gạo lứt, bạn nên ăn thêm một thìa súp miso trong mỗi bữa ăn để cơ thể không cảm thấy mệt mỏi.
- Gạo lứt giúp cơ thể bạn thải độc, nên tuyệt đối không sử dụng các loại nước ngọt, bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích... kể cả cà phê.
- Kết hợp tập yoga sẽ tốt hơn là vận động mạnh khi giảm cân bằng gạo lứt.
Ăn gạo lứt bao nhiêu là đủ?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên ăn 2-3 bữa gạo lứt mỗi tuần.
Để việc giảm cân được triệt để, sau khi có được thân hình như ý, hãy chú trọng đến việc thay đổi thói quen ăn uống cho lành mạnh hơn, tiếp tục ăn gạo lứt để duy trì vóc dáng, làn da sáng đẹp cũng là một sự lựa chọn rất thông minh!
Nhiều người còn truyền tai nhau những tác dụng “kinh điển” của gạo lứt như trị mụn, chống tiêu chảy, giúp cắt cơn hen suyễn, chống suy nhược, thậm chí trị được bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, ung thư,…
Tuy những thành phần bổ ích trong gạo lứt có tác dụng phòng bệnh rất tốt nhưng nếu người bệnh phó thác hoàn toàn cho gạo lứt lại là một sự mạo hiểm.
Một số đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, người gầy gò, ốm yếu, phụ nữ mang thai tốt nhất không nên ăn loại gạo này thường xuyên vì có thể gây thiếu chất cho cơ thể, dẫn đến suy giảm sức khỏe.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận