Các khách mời chụp ảnh lưu niệm tại buổi giao lưu trực tuyến - Ảnh: VIỆT DŨNG
Nửa đầu năm 2018, số vụ thầy thuốc bị bạo hành gia tăng mạnh so với cùng kỳ 2017. Trong số này có nhiều vụ nghiêm trọng: một nữ bác sĩ bị chém ở Hà Tĩnh, bác sĩ ở Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội bị người nhà bệnh nhân hành hung.
Tại Quảng Bình, Việt Trì và nhiều tỉnh thành, tình trạng bác sĩ bị đánh, an ninh an toàn bệnh viện và cả của bệnh nhân bị đe dọa gây lo lắng cho cả ngành y tế và cả người dân.
Rất nhiều giải pháp đã được đưa ra, thậm chí đã có một số bệnh viện phải mời cả công an đến lập chốt bảo vệ nhưng tình trạng mất an ninh, an toàn ở nhiều nơi chưa giảm.
Giới thầy thuốc thậm chí đã từng lên tiếng đề nghị được "xuống đường" để kêu gọi được đảm bảo an toàn.
Bảo vệ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP.HCM luôn túc trực trước khu vực khoa cấp cứu để giữ gìn trật tự và an ninh của bệnh viện - Ảnh: HỮU KHOA
Tuy nhiên, rất cần một thêm những giải pháp phù hợp để giải quyết được vấn nạn này. Nhờ công nghệ 4.0, đã có một số đề xuất như cung cấp thẻ có gắn chip có thể báo động toàn bệnh viện nếu có tình trạng nhân viên y tế bị đe dọa hoặc hành hung, hoặc gắn khóa từ vào các vị trí dễ xảy ra tranh cãi tại bệnh viện như khoa nhi, khoa cấp cứu, đơn vị điều trị bệnh nhân tâm thần…
Để tìm thêm những giải pháp phù hợp, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Y tế tổ chức giao lưu trực tuyến "Giải pháp nào đảm bảo an ninh và an toàn bệnh viện" từ 16h ngày 13-11 với sự tham gia của hai khách mời:
- Ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế;
- TS Lê Ngọc Duy - trưởng khoa cấp cứu - chống độc, Bệnh viện Nhi T.Ư.
MỜI BẠN ĐỌC XEM LẠI NỘI DUNG GIAO LƯU BÊN DƯỚI:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận