Thứ 6, ngày 19 tháng 8 năm 2022
Giai đoạn dậy thì - cơ hội tăng trưởng vàng giúp con bắt kịp đà cao lớn
Trẻ em có 2 giai đoạn vàng để tăng tốc chiều cao, trong đó giai đoạn dậy thì là được coi là cơ hội vàng cuối cùng.

Tuổi dậy thì là giai đoạn then chốt để tăng chiều cao cho trẻ.
Giai đoạn tăng trưởng vàng để bắt kịp đà cao lớn
Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 (công bố ngày 15-4-2021), chiều cao của thanh niên Việt Nam năm 2020 đã có sự thay đổi mạnh: Nhóm nam 18 tuổi đạt 168,1cm (tăng 3,7cm so với năm 2010); nữ đạt 156,2cm (năm 2010 là 154,8cm). Chiều cao người Việt đã cải thiện đáng kể trong 10 năm qua, tuy nhiên vẫn xếp sau 3 nước Đông Nam Á là Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Thực tế, tăng chiều cao cho trẻ luôn là mong muốn của người làm cha mẹ, cũng là hành trình dài chắt lọc và áp dụng kiến thức dinh dưỡng, vận động... Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, con người có 2 giai đoạn tăng trưởng vàng về chiều cao, đó là 1.000 ngày đầu đời và giai đoạn dậy thì. Trong đó, giai đoạn dậy thì là cơ hội đầu tư cuối cùng để con bắt kịp đà cao lớn.
Cụ thể theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ tuổi dậy thì (12-18 tuổi) tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương. Khi tốc độ tăng chiều cao đạt đỉnh, trẻ có thể tăng 10-15 cm/năm và sẽ giảm dần sau đó. Trong thời gian này, trẻ có thể đạt 15-20% chiều cao tuổi trưởng thành. Tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần trong khoảng 15 tuổi ở nữ giới và khoảng 17 tuổi ở nam giới do đĩa sụn tăng trưởng dần đóng lại.
Như vậy, có thể thấy giai đoạn dậy thì đóng vai trò then chốt quyết định chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Do vậy, các bậc phụ huynh cần tận dụng tối đa giai đoạn này để tối ưu hóa tăng trưởng cho trẻ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao
Trong giai đoạn 5 năm đầu đời, những yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ là di truyền, dinh dưỡng, thói quen vận động và ngủ, môi trường sống. Trong đó, gen di truyền chỉ chiếm khoảng 23%, dinh dưỡng lại đóng góp đến 32%; chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định 20%; còn lại là những yếu tố môi trường sống, bệnh mạn tính và bẩm sinh, chế độ nghỉ ngơi...
Trong khi gen di truyền và các yếu tố bẩm sinh là không thể hoặc rất khó can thiệp, hoặc đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và tiền bạc, thì yếu tố dinh dưỡng lại dễ điều chỉnh nhất, đến từ chính khẩu phần ăn hàng ngày.

Chú trọng dinh dưỡng là một trong những cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì.
Trẻ ở tuổi dậy thì cần 2.200-2.400 calo/ngày, tương đương lượng ăn của người trưởng thành. Một chế độ dinh dưỡng đúng đắn không chỉ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển về thể chất, mà còn chi phối lớn tới sự tăng trưởng chiều cao.
Vì thế, nắm bắt được các giai đoạn tăng trưởng chiều cao của trẻ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, đặc biệt là dinh dưỡng hợp lý, sẽ giúp cha mẹ có những biện pháp tối ưu để phát triển chiều cao tuổi dậy thì cho trẻ.
Bứt phá chiều cao tuổi dậy thì nhờ dinh dưỡng khoa học
Ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, trẻ tuổi "teen" còn cần tăng cường bổ sung một số nhóm thực phẩm có lợi cho phát triển chiều cao như đạm, kẽm, canxi và một số vi khoáng khác.
Cụ thể, đạm là nền tảng phát triển xương, cơ và sụn, từ đó cải thiện chiều cao. Lượng đạm cần thiết mỗi ngày sẽ khác nhau ở giới tính và độ tuổi: Nữ tuổi 9-18 là 140g, nam tuổi 9-13 là 140g, nam tuổi 14-18 là 185g.
Trong khi đó, kẽm tuy không trực tiếp giúp trẻ cao thêm nhưng giúp tránh chấm dứt sớm quá trình phát triển. Lượng kẽm cần phải cung cấp cho độ tuổi từ 9-13 là 8mg/ngày, từ 14 - 18 tuổi là 11mg mỗi ngày.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, canxi cùng các "chất dẫn" như vitamin D, vitamin K2 hay Arginin rất cần thiết để phát triển xương. Arginin giúp tăng bề dày của đĩa sụn tăng trưởng ở xương chày, để xương phát triển dài hơn. Còn vitamin K2 kích hoạt osteocalcin - protein liên kết canxi và vận chuyển vào xương, tăng hàm lượng khoáng trong xương để xương thêm chắc khỏe. Trong độ tuổi dậy thì, trẻ nên dung nạp khoảng 1.000mg canxi/ngày.

Teen cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để tối ưu phát triển chiều cao tuổi dậy thì.
Nhằm giúp người dân có cơ sở thực hành dinh dưỡng khoa học, Bộ Y tế đã ban hành và thường xuyên câp nhật bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Tuy nhiên theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019-2020, khẩu phần ăn của người Việt nói chung và một số nhóm trẻ vẫn chưa đáp ứng được các nhóm chất như vitamin A, kẽm...
Để khắc phục sự thiếu hụt trong chế độ ăn uống hàng ngày này, nhiều cha mẹ đã tìm đến các sản phẩm dinh dưỡng được nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học về nhu cầu dinh dưỡng của lứa tuổi "teen", tiêu biểu là các sản phẩm thức uống bổ sung dinh dưỡng.
Trên thị trường hiện có không ít sản phẩm sữa/ thực phẩm bổ sung dành cho trẻ trên 3 tuổi hoặc trên 6 tuổi. Và với PediaSure 10+ Mới, cha mẹ đã có thêm một lựa chọn dinh dưỡng cho con ở giai đoạn 10 tuổi trở lên.
Được nghiên cứu dành riêng cho lứa tuổi "teen", PediaSure 10+ mới từ Abbott bổ sung tới 37 dưỡng chất. Thành phần các chất dinh dưỡng đặc biệt cần thiết cho teen như như đạm, canxi và vitamin D, vitamin K2 tự nhiên, nhóm vitamin A, C, E và kẽm cũng được bổ sung theo tỉ lệ cân đối, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 10 tuổi trở lên.
Ngoài cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, Pediasure 10+ hộp giấy pha sẵn 180ml còn có hai hương vị thơm ngon là vani và sô-cô-la (sẽ ra mắt vào tháng 10-2021) thơm ngon, tiện dụng. Sử dụng 2-3 hộp PediaSure 10+ mỗi ngày sẽ mang đến nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, hỗ trợ trẻ từ 10 tuổi trở lên tối ưu tiềm năng phát triển một cách khoa học trong giai đoạn vàng tăng trưởng cuối cùng.

PediaSure 10+ cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho trẻ từ 10 tuổi trở lên. Sản phẩm hiện có hương vị vani thơm ngon, dạng hộp pha sẵn 180ml, có thể sử dụng hàng ngày 2-3 hộp để giúp trẻ tăng trưởng tốt. Độc giả tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm tại website: https://pediasure.com.vn/san-pham/pediasure-cong-thuc-10-cong
Văn phòng đại diện Abbott Laboratories GmbH:
- Số 2 Ngô Đức Kế, Q1, TP..HCM (028) 38 25 65 51
- Số 521 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội (024) 37 33 74 86
-
TTO - Có 50 công trình xây dựng bị ảnh hưởng khi máy đào hầm TBM (thi công ga ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội) bắt đầu hoạt động, trong đó có 7 hộ phải dỡ bỏ nhà, 43 hộ tạm cư. Theo ghi nhận, một số tòa nhà nằm cạnh dự án này bị sụt lún nghiêm trọng.
-
TTO - Liên quan đến vụ vợ bí thư Huyện ủy Long Thành gom đất nông nghiệp tại khu đất đã được quy hoạch dự án, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai cho biết sẽ kiểm tra, xác minh sự việc nhằm công khai rộng rãi trước dư luận.
-
TTO - Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị Củ Chi không nên tư duy phát triển thành thành phố một mình, mà nghiên cứu phát triển đô thị theo cụm, không nên tách riêng với khu vực lân cận.
-
TTO - Thông tin từ Bộ Y tế chiều 19-8 cho biết cả nước ghi nhận thêm 2.983 ca COVID-19 mới, giảm 312 ca so với hôm qua. Số ca nặng cũng giảm mạnh từ trên 200 ca xuống còn 86 ca, không có bệnh nhân tử vong.
-
TTO - Theo ghi nhận của phóng viên, tại các cầu bộ hành trên đường Phạm Văn Đồng (TP.HCM), xuất hiện nhiều rác thải và dày đặc bơm kim tiêm trên bồn trồng hoa, thậm chí ngay trên nền đi bộ.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận