Cụ thể, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường ở vùng 1) tăng 490 đồng/lít, lên mức 23.810 đồng/lít; xăng E5 RON92 tăng thêm 380 đồng/lít, lên mức 22.800 đồng/lít.
Đáng chú ý, mặt hàng dầu cũng quay đầu tăng giá nhẹ. Mỗi lít dầu diesel 0.05S tăng 250 đồng/lít, lên mức 20.500 đồng/lít. Dầu hỏa có mức tăng thêm 240 đồng/lít, từ mức 20.470 đồng/lít lên mức 20.710 đồng/lít; dầu mazut có mức giá 15.270 đồng/lít sau khi tăng thêm tới 720 đồng/lít.
Mặc dù giá xăng dầu có xu hướng tăng, nhà điều hành vẫn trích lập vào quỹ bình ổn với xăng là 300 đồng/lít.
Tuy nhiên, giảm mức trích lập vào quỹ bình ổn với dầu diesel 0.05S là 300 đồng/lít, thay vì mức 500 đồng/lít trước đó. Tương tự, dầu hỏa cũng có mức trích lập là 300 đồng/lít, dầu mazut không thực hiện trích lập. Trong khi đó, ngừng chi sử dụng quỹ bình ổn như kỳ trước với tất cả các mặt hàng.
Diễn biến giá xăng dầu vừa qua khiến cho doanh nghiệp bán lẻ tiếp tục kêu về mức chiết khấu thay đổi chóng mặt. Trong kỳ điều hành ngày 1-3, khi giá xăng giảm nhẹ, các doanh nghiệp bán lẻ nhận được mức chiết khấu tăng mạnh, thì sau đó mức chiết khấu liên tục giảm mạnh.
Nhiều đại lý xăng dầu than thở về việc chiết khấu thấp chỉ vài trăm đồng, thậm chí là ở mức 0 đồng khiến cho doanh nghiệp không muốn nhập hàng.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, diễn biến chiết khấu như trên là do kỳ điều hành trước ngày 13-3 kéo dài thêm hai ngày vì trùng vào lịch nghỉ cuối tuần, cũng như xu hướng giá xăng dầu có thể tăng nhẹ, nên các thương nhân đầu mối hạn chế việc cung hàng ra thị trường bằng việc siết chiết khấu.
Với mức giá như trên, giá xăng trong nước sẽ quay đầu tăng sau 2 lần giảm liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 4 lần tăng, 2 lần giảm và 1 lần giữ nguyên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận