09/04/2022 15:12 GMT+7

Giá vàng tăng lên sát 70 triệu đồng/lượng, người giữ vàng chớp cơ hội bán ra

A.HỒNG
A.HỒNG

TTO - Giá vàng thế giới bật lên 1.946,7 USD/ounce, kéo giá bán vàng miếng SJC tăng lên mức 69,45 triệu đồng/lượng khi kết thúc tuần giao dịch vào hôm nay, 9-4, tăng đến 400.000 đồng/lượng so với hôm qua.

Giá vàng tăng lên sát 70 triệu đồng/lượng, người giữ vàng chớp cơ hội bán ra - Ảnh 1.

Dù giá vàng tăng nhưng diễn biến thị trường vàng lại khác hẳn so với thời điểm sau Tết khi người dân chủ yếu bán chứ không mặn mà mua - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Chiều 9-4, giá bán vàng miếng SJC niêm yết tại Công ty SJC là 69,45 triệu đồng/lượng, mua vào 68,65 triệu đồng/lượng. 

Tại Công ty PNJ, giá bán vàng miếng SJC thấp hơn 50.000 đồng/lượng so với giá niêm yết tại Công ty SJC, ở mức 69,4 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán phổ biến ở mức 800.000 đồng/lượng. 

Còn tại các tiệm vàng lớn, khoảng cách giữa giá mua - bán vàng miếng còn hẹp hơn, chỉ 350.000 đồng/lượng để kích thích sức mua, mua vào ở mức 68,9 triệu đồng/lượng, bán ra 69,25 triệu đồng/lượng.

Trái với cảnh sôi động sau Tết, thời gian gần đây thị trường vàng không còn lên cơn sốt bởi các tin tức từ cuộc chiến Nga - Ukraine, giá dầu cũng hạ nhiệt.

So với mức đỉnh 74,4 triệu đồng/lượng đầu tháng 3, đến nay sau 1 tháng giá bán vàng miếng đã bốc hơi khoảng 5 triệu đồng/lượng, giá mua vào cũng giảm khoảng 4 triệu đồng/lượng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, các chuyên gia cho rằng chính vì giá vàng chỉ dao động quanh ngưỡng 68-69 triệu đồng/lượng suốt một tháng qua và hiện nay cũng chưa có thông tin nào có khả năng khiến giá vàng có một đợt bùng mạnh như hồi tháng 3, nên khi giá vàng miếng SJC đột ngột tăng vượt mức 69 triệu đồng/lượng hôm nay, nhiều người nắm giữ vàng đã chớp cơ hội bán ra.

Chuyên gia Trần Duy Phương cho biết, người dân không chỉ bán vàng miếng SJC mà còn vàng 9999, vàng 95%… "Khách hàng hiện nay chủ yếu canh giá tốt để bán, chứ không còn mặn mà mua", ông Trần Duy Phương nhận định.

Theo các phân tích, lạm phát và lãi suất tăng sẽ là những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến giá vàng trong quý 2 năm nay. Trong đó sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau dịch COVID-19 và sự gián đoạn nguồn cung có thể sẽ đẩy lạm phát lên mức cao hơn.

Tuy nhiên vàng cũng gặp phải lực cản do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt để chống lạm phát. Ngoài ra, vàng còn chịu áp lực giảm do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng USD cùng tăng do lập trường cứng rắn của FED. Do vậy khó có khả năng giá vàng tăng mạnh như hồi tháng 3. 

Giá vàng thế giới giảm sốc, trong nước Giá vàng thế giới giảm sốc, trong nước 'bốc hơi' hơn 1 triệu đồng/lượng

TTO - Giá vàng thế giới giảm mạnh từ 1.980 USD/ounce xuống còn 1.930 USD/ounce vào cuối ngày hôm nay, 15-3. Tuy nhiên giá vàng trong nước giảm rất chậm và vẫn neo ở ngưỡng 68 triệu đồng/lượng.

A.HỒNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên