18/02/2011 17:09 GMT+7

Giá dầu tăng theo tình hình Ai Cập

PHAN ANH
PHAN ANH

TTO - Trong những ngày vừa qua, giá dầu lửa thế giới đã tăng khi tình hình căng thẳng leo thang. AP cho hay giá dầu thô Brent ngày hôm nay 18-2 tăng 76 cent lên 102,56 USD/thùng, giá dầu nhẹ giao tháng 3 lên 86,3 USD/thùng, so với ngày 16-2 là 84,57 USD/thùng.

2CJKvAIF.jpgPhóng to
Ông Masood Ahmed - Ảnh: IMF

Chuyên gia phân tích Fadel Gheit cho rằng sự thay đổi chính quyền ở Ai Cập và một số nước khác cho thể làm ngưng nguồn cung dầu lửa. Dù nguồn cung dầu từ Mỹ sẽ tăng, giá dầu thô vẫn đang lên từng ngày.

Giám đốc IMF khu vực Trung Đông và Trung Á Masood Ahmed nhận định bất ổn leo thang ở Trung Đông - Bắc Phi đã khiến một số chính phủ phải xem xét lại vấn đề của họ để giải quyết tình hình, như tuyên bố tăng chi tiêu công để cung cấp thêm nguồn thực phẩm, nhiên liệu cho người dân, giảm tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm mới cho thế hệ trẻ. Yemen là quốc gia đã tuyên bố nâng lương, tăng nguồn quỹ cho phát triển nhà ở…

Ông Ahmed cho biết IMF sẽ giúp đỡ Ai Cập và các quốc gia khác bằng những tư vấn mang tính kỹ thuật và chính sách để đối phó với các thách thức ngắn và trung hạn. "Nếu họ cần nguồn hỗ trợ tài chính, chúng tôi cũng sẵn sàng giúp đỡ", ông Ahmed nói.

IMF: Chỉ đe dọa tạm thời đến kinh tế

Ông Masood Ahmed - Giám đốc khu vực Trung Đông và Trung Á của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - nhận định bất ổn ở các nước Bắc Phi và Tây Á hiện nay có tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong thời hạn ngắn, còn về lâu dài, điều này giúp người dân tiến đến điều kiện sống tốt hơn.

"Trong ngắn hạn, các ngành du lịch, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giảm và có tác động xấu đến nền kinh tế và tài chính", ông Ahmed nói. "Tuy nhiên, các nước như Tusinia, Ai Cập…. cần nhận thức đầy đủ về tiềm năng kinh tế đất nước, thực hiện những chương trình tạo công ăn việc làm để tạo nên hệ thống an sinh xã hội đảm bảo sau thời kỳ này".

Ông Ahmed cho rằng hiện còn sớm để đánh giá tác động đến kinh tế nhưng có thể nhận thấy trong năm nay tăng trưởng ở các nước diễn ra biểu tình chống chính phủ sẽ chậm lại, rơi xuống ngưỡng 5,5% vì mất nguồn thu từ du lịch và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thâm hụt ngân sách vốn đã cao giờ có thể tăng thêm, chưa kể giá cả lương thực và nạn thất nghiệp cũng tăng.

Tiến sĩ Ashraf Mishrif từ Đại học London (Anh) nhận định trong thời hạn ngắn, bất ổn chính trị sẽ làm giảm đầu tư vào Bahrain và các quốc gia Trung Đông khác. Hiện Bahrain dù nhỏ bé nhưng là nền kinh tế lớn trong khu vực và khai thác hơn 48.000 thùng dầu mỗi ngày.

Tin bài liên quan:

Hội chứng “hoa lài”Nga cảnh báo phương Tây không cổ vũ nổi dậy ở Trung ĐôngBiểu tình lan rộng ở Trung ĐôngBiểu tình rầm rộ ở Ý, Yemen và AlgeriaAi Cập thời hậu Mubarak

PHAN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên