21/11/2008 04:25 GMT+7

Ghép khí quản nuôi từ tế bào gốc

TRẦN PHƯƠNG (Theo Independent)
TRẦN PHƯƠNG (Theo Independent)

TT - Khoa học về tế bào gốc vừa tiến một bước dài. Hôm 18-11, các nhà khoa học quốc tế khẳng định đã thực hiện thành công ca ghép một cơ quan nội tạng hoàn chỉnh được nuôi từ phòng thí nghiệm vào cơ thể người. Ca phẫu thuật là sự cộng tác của các nhà nghiên cứu đến từ Anh, Ý, Tây Ban Nha.

XAuZncnx.jpgPhóng to

Cô Claudia Castillo đã mạnh khỏe sau ca phẫu thuật -Ảnh: Reuters

TT - Khoa học về tế bào gốc vừa tiến một bước dài. Hôm 18-11, các nhà khoa học quốc tế khẳng định đã thực hiện thành công ca ghép một cơ quan nội tạng hoàn chỉnh được nuôi từ phòng thí nghiệm vào cơ thể người. Ca phẫu thuật là sự cộng tác của các nhà nghiên cứu đến từ Anh, Ý, Tây Ban Nha.

Chị Claudia Castillo, người Tây Ban Nha, đã được phẫu thuật thay khí quản vào tháng sáu vừa qua tại một bệnh viện ở Barcelona do ảnh hưởng của căn bệnh lao phổi khiến chị không thể thở được.

Khí quản cấy ghép được phát triển từ chính tế bào gốc của chị đã cho thấy khả năng thích ứng vượt trội. Trong bốn tháng sau giải phẫu, các xét nghiệm máu cho thấy không hề có dấu hiệu thải ghép, một tình trạng phổ biến trong các trường hợp ghép nội tạng. Chị Castillo không phải dùng bất cứ loại thuốc ức chế miễn dịch nào, đã có thể tận hưởng trở lại cuộc sống và tham gia các hoạt động xã hội khác.

LADgKgOR.jpgPhóng to

Khí quản cấy ghép - Ảnh: AP

Các nhà nghiên cứu cho biết rất lạc quan về một thời đại mới của khoa học giải phẫu. Theo đó, những ca phẫu thuật kiểu này sẽ phổ biến hơn trong tương lai, mở ra cơ hội cho những người có nhu cầu thay nội tạng mà không lo về nguy cơ thải ghép.

Hiện nay, để tránh nguy cơ này, những người được ghép nội tạng từ thi thể người hiến tặng phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch liều cao, do đó dễ mắc phải nhiều căn bệnh trong đó có ung thư. Không chỉ dừng lại ở những cơ quan rỗng như khí quản, ruột, các nhà khoa học còn đề cập đến khả năng thay thế những cơ quan phức tạp hơn như tim, thận và gan.

Hai bệnh nhân khác, một người Đức và một người Mỹ, hiện đang chờ được ghép khí quản, song số người sẽ được cứu sống trong tương lai có thể lên đến hàng ngàn. Tất cả là nhờ khoa học tế bào gốc.

TRẦN PHƯƠNG (Theo Independent)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên