30/06/2018 11:36 GMT+7

FIFA xem lại luật fair-play sau ‘10 phút đi bộ’ của Nhật

TẤN PHÚC
TẤN PHÚC

TTO - FIFA cho biết sẽ xem xét lại toàn diện luật fair-play mới lần đầu tiên được áp dụng tại World Cup 2018, sau sự cố '10 phút đi bộ' của đội Nhật trong trận thua Ba Lan 0-1 ở lượt cuối bảng H.

FIFA xem lại luật fair-play sau ‘10 phút đi bộ’ của Nhật - Ảnh 1.

FIFA sẽ đổi luật sau "10 phút đi bộ" của Nhật Bản? Ảnh: GETTY IMAGES

Sau nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, giám đốc các giải đấu FIFA Colin Smith lên tiếng: "Chúng tôi sẽ xem lại luật fair-play, sau khi có được các phản hồi thế nào và xem lại tình hình thực tế ra sao. Nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng tôi thấy rằng chẳng cần phải thay đổi gì".

Luật fair-play, mới lần đầu tiên được áp dụng tại kỳ World Cup năm nay, là yếu tố phụ cuối cùng để xếp hạng các đội trong bảng nếu có cùng điểm số, trước khi phải sử dụng đến phương án bốc thăm may rủi.

FIFA sẽ tính điểm fair play, theo quy định 1 thẻ vàng -1 điểm; 2 thẻ vàng thành thẻ đỏ -3 điểm; thẻ đỏ trực tiếp -4 điểm; 1 thẻ vàng và 1 thẻ đỏ trực tiếp -5 điểm. Đội nào bị trừ ít điểm hơn sẽ xếp trên.

Điều luật tưởng chừng rất công bằng này bỗng bị "ném đá" dữ dội khi được cho là nguyên nhân dẫn đến sự cố "10 phút đi bộ" của Nhật Bản trận thua 0-1 trước Ba Lan ở lượt cuối bảng H trong sự phẫn nộ của khán giả.

Nguyên nhân là tuyển Nhật Bản hơn đối thủ cạnh tranh trực tiếp Senegal - lúc đó đang bị Colombia dẫn 1-0 - điểm fair-play - vì bị ít hơn đối thủ 2 thẻ vàng khi hai đội có cùng điểm số, cùng hiệu số bàn thắng-bại, số bàn thắng ghi được, hòa 2-2 khi đối đầu trực tiếp.

Trong trường hợp này, nếu là các kỳ World Cup trước hai đội phải bốc thăm để xem đội nào được đi tiếp.

"Chúng tôi luôn muốn tránh sử dụng vòng quay may rủi. Chúng tôi tin rằng các đội có được đi tiếp hay không nên được so sánh dựa trên màn trình diễn của họ, bởi những gì đã diễn ra thực tế trên sân", ông Colin Smith khẳng định luật fair-play vẫn là giải pháp công bằng với tất cả.

Đúng vậy, thực tế là chẳng ai muốn dùng vòng quay may rủi để quyết định thành - bại trong thể thao. Nhưng cũng vì thế, điểm tích cực của việc áp dụng bốc thăm là các đội sẽ cố sức đá, hoặc chí ít là tìm lợi thế về bàn thắng vì không muốn để số phận được định đoạt bởi may rủi.

Từ ‘Nỗi ô nhục Gijon’ Espana 1982 đến "10 phút đi bộ ở Volgograd" của Nhật Từ ‘Nỗi ô nhục Gijon’ Espana 1982 đến '10 phút đi bộ ở Volgograd' của Nhật

TTO - Cả thế giới bị sốc khi cầu thủ Nhật 'đi bộ' và 'hạnh phúc’ với thất bại trước Ban Lan tại Volgograd ở lượt cuối bảng H World Cup 2018. Nó nhắc nhớ tới 'Nỗi ô nhục Gijon' cách đây 36 năm do Đức và Áo tạo ra, vết nhơ khiến FIFA phải sửa luật.

TẤN PHÚC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên