03/09/2013 09:47 GMT+7

Ếch nhỏ dùng miệng để nghe tiếng động

TRÙNG DƯƠNG (Theo Livescience)
TRÙNG DƯƠNG (Theo Livescience)

TTO - Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia tại Paris, Pháp vừa công bố nghiên cứu mới, giải đáp bí ẩn vì sao những loài ếch nhỏ tưởng chừng bị điếc có thể nghe được tiếng động xung quanh.

PierIpj3.jpgPhóng to

Loài ếch Gardiner dùng khoang miệng để nghe tiếng động - Ảnh: Livescience

Loài ếch Gardiner, sinh sống tại những hòn đảo của nước Cộng hòa Seychelles nằm ở Ấn Độ Dương, được xem là loài ếch nhỏ nhất trên thế giới. Loài động vật lưỡng cư này tưởng chừng bị điếc, vì chúng không có tai giữa và màng nhĩ. Tuy nhiên, chúng lại có khả năng khuếch đại tiếng kêu của mình và có thể nhận những cuộc gọi từ các loài ếch khác.

Ông Renaud Boistel, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia tại Paris, Pháp, cho biết trong nghiên cứu mới đã sử dụng hình ảnh X-quang để quan sát bên trong đầu của loài này và phát hiện một điều vô cùng thú vị.

Ông giải thích loài ếch Gradiner tiếp nhận âm thanh thông qua đầu của chúng, miệng chúng sẽ khuếch đại tần số và âm thanh được truyền qua các mô và xương trong hộp sọ, đi vào tai trong.

Hình ảnh X-quang còn tiết lộ điều khá thú vị ở loài ếch này, độ dày và các lớp ở các mô giữa miệng và tai trong của chúng mỏng và ít hơn so với loài ếch khác. Điều này cho thấy cơ chế thích ứng thính giác là kết quả của sự tiến hóa ở loài ếch này.

Ngoài ra, một số ý tưởng mới được đề xuất trong việc tiếp nhận âm thanh của một số loài ếch nhỏ, trong đó có cả ếch Gardiner, đường thính giác tiếp nhận thêm của chúng có thể thông qua phổi hay các cơ đặc biệt trong việc truyền tải âm thanh vào tai trong. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng hai yếu tố trên không góp phần đáng kể trong việc truyền tải âm thanh, nhưng họ sẽ nghiên cứu thêm.

TRÙNG DƯƠNG (Theo Livescience)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên