Phóng to |
Ông Lại Văn Sinh, Cục trưởng Cục Điện ảnh - Ảnh: Thanh Niên |
* Trong giới chuyên môn, một số người khẳng định: Phim Chuông reo là bắn đã bất chấp thẩm mỹ, làm lấy được. Bản thân khán giả cũng chê phim “phản cảm”… Nếu làm phim bằng tiền của tư nhân thì còn hiểu được, nhưng làm bằng tiền trợ giá của Nhà nước( hơn 1 tỷ đồng) thì vì sao nó lại được duyệt sản xuất?
- Giải trí là một nhu cầu của con người trong cuộc sống đương đại. Vì thế, phim ảnh cũng nên quan tâm đến nhu cầu này. Vì thế , phim ảnh cũng nên quan tâm đến nhu cầu này. Đương nhiên là cần hướng đến sự giải trí lành mạnh. Nếu nghĩ khán giả đến rạp là để nhìn những cảnh tươi mát, vô tình chúng ta coi thường thị hiếu của người xem. Lâu nay, phim do các hãng Nhà nước sản xuất thường vắng khách khi chiếu rạp.
Vì thế, chúng tôi khuyến khích các hãng làm phim vừa có nội dung tốt, vừa hấp dẫn người xem, nhưng cũng không chấp nhận quan điểm câu khách nằng mọi giá. Phim Chuông reo là bắn có nội dung cảnh báo tình trạng đưa hình ảnh hở hang của người khác lên mạng để tống tiền và tống tình. Đây là hiện tượng đã và đang xảy ra trong cuộc sống, rất đáng báo động. Nội dung như vậy là tích cực.
Bộ phim cũng được đánh giá là làm có nghề. Tuy liều lượng những cảnh hở hang có hơi nhiều hơn mức cần thiết nhưng cũng chưa phải là những cảnh thuộc phạm vi cấm, hội đồng cũng đã góp ý nên hạn chế bớt. Các tác giả có quyền bảo vệ quan điểm và chịu trách nhiệm với tác phẩm của mình trước dư luận. Chúng ta đã có Luật Điện ảnh và Hội đồng chỉ xem xét đúng sai theo Luật chứ không thể can thiệp quá sâu vào chuyên môn được.
* Phim làm ra để thỏa mãn người xem nhưng người xem lại chê “phản cảm’ thì cái lý mà ông đưa ra là “chưa phạm vào điều cấm” liệu có mâu thuẫn gì không?
- Theo Luật, đúng là các cảnh trong phim chưa tới mức phải cấm. Tất nhiên, ý kiến của dư luận là rất đáng quan tâm và các nhà làm phim cần phải tiếp thu để rút kinh nghiệm. Tuy vậy, nếu chỉ vì vài cảnh hở hang đó mà phủ nhận toàn bộ công sức đóng góp của các tác giả là chưa công bằng, không động viên được nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo để tác phẩm đến được với người xem.
* Không chỉ phim Chuông reo là bắn, một số phim nhập ngoại phát hành tại Việt Nam gần đây cũng có nhiều cảnh nóng mà theo giới chuyên môn thì liều lượng có thể gây sốc cho khán giả. Ông nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng, Hội đồng duyệt đang đi từ cực tả sang cực hữu, quá thoáng đến mức gần với dễ dãi?
- Cái mà dư luận quan niệm “chặt” hay "thoáng" thì đều nằm trong hành lang của Luật Điện ảnh. Là những người được giao trách nhiệm thẩm định các tác phẩm điện ảnh, Hội đồng phải làm sao xem xét nội dung tác phẩm một cách khách quan trên cơ sở tôn trọng lao động sáng tạo của các tác giả và đảm bảo không để vi phạm những điều cấm trong Luật Điện ảnh quy định. Vì thế, kể cả phim trong nước sản xuất lẫn phim nhập ngọai, những chi tiết nào phạm vào điều cấm thì Hội đồng đều yêu cầu sửa chữa hoặc cắt bỏ.
Cái khó của chúng ta là từ trước đến nay, khán giả đều xem chung một tác phẩm, vì vậy việc xét duyệt đôi khi bị coi là “chặt” rồi lại cho là “thoáng”. Hiện nay chúng tôi đang xây dựng quy chế thẩm định phim, trong đó phân lọai phim theo độ tuổi của khán giả. Theo đó sẽ có phim dành cho mọi đối tượng, có phim cấm trẻ em dưới 16 tuổi, có phim chỉ để nghiên cứu, giới thiệu trong phạm vi hẹp…
* Quay trở lại với việc sản xuất bộ phim Chuông reo là bắn, có ý kiến cho rằng thay vì bỏ hơn 1 tỷ đồng để chỉ chiếu trong dịp tết, bị dư luận phàn nàn về chất lượng (và không thể đưa đi dự các LHP quốc tế) hãy dành số tiền này để sản xuất 1 bộ phim khác về đề tài truyền thống có thể chiếu nhiều lần trong năm, phục vụ miễn phí đồng bào vùng sâu vùng xa; phát sóng trên truyền hình và đưa đi tham dự các LHP quốc tế. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
- Cho đến nay, hằng năm Nhà nước vẫn đặt hàng, tài trợ để sản xuất những bộ phim về đề tài lịch sử cách mạng, phản ánh thành tựu nhiều mặt của công cuộc đổi mới, có tính nhân bản sâu sắc và có ý nghĩa giáo dục.
Đó là những bộ phim nghệ thuật vừa phục vụ nhu cầu của đông đảo công chúng trong nước vừa có thể giới thiệu với thế giới. Tuy nhiên như tôi đã nói ở trên, chúng tôi vẫn đang khuyến khích các nhà làm phim làm sao để phim vừa có nội dung tốt vừa đến được với khán giả.
Chúng tôi cũng đã đề nghị với Bộ VHTT xin thay đổi cơ chế tài trợ cho phim. Chọn kịch bản tốt, tài trợ tập trung cho 2-3 phim, thậm chí 1phim/ năm thay cho việc chia đều sản xuất 5-6 phim/năm như trước đây. Tới đây, khi có quy chế đấu thầu sản xuất phim sẽ tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt hơn giữa các hãng phim trong việc nâng cao chất lượng tác phẩm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận