Giới quan sát quốc tế nhận định việc Trung Quốc đưa giàn khoan tới vùng biển Việt Nam và công bố bản đồ “đường 10 đoạn” cho thấy Bắc Kinh âm mưu thay đổi nhận thức của quốc tế về chủ quyền trên biển Đông.
Philippines phản ứng bản đồ “đường 10 đoạn” của Trung QuốcPhilippines phản ứng quyết liệt bản đồ "nuốt" biển ĐôngBản đồ “đường 10 đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở luật pháp
Phóng to |
Bản đồ đường 10 đoạn do Trung Quốc phát hành Ảnh:xinhua |
Trong bài viết đăng trên tạp chí Mỹ The National Interest và trang web của Viện Chính sách Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham (Anh), nhà phân tích Harry Kazianis đánh giá kế hoạch của Trung Quốc rất dễ hiểu. Thay vì dùng sức mạnh quân sự có thể dẫn tới chiến tranh, Bắc Kinh dùng giàn khoan và bản đồ để đạt được các mục tiêu chiến lược. “Đối với Trung Quốc, chiến lược này không chỉ nhằm thay đổi thực trạng trên biển mà còn nhằm thay đổi nhận thức của quốc tế về các tranh chấp chủ quyền” - chuyên gia Kazianis nhận định.
Theo chuyên gia Kazianis, đối với các nước ASEAN, cách phản ứng hiệu quả nhất là cách mà Philippines đã làm. Đó là kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Một chiến lược tốt hơn tất cả là các nước đòi chủ quyền trên biển Đông cùng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. “Hãy gọi đó là đơn kiện lớn nhất trong lịch sử. Đó có thể là cách duy nhất các nước bị Trung Quốc đe dọa chống trả lại. Pháp luật là con đường duy nhất để đạt được mục tiêu này” - chuyên gia Kazianis nhấn mạnh.
Mới đây, các nước tiếp tục phản đối tấm bản đồ “đường 10 đoạn” bất hợp pháp của Trung Quốc. Theo báo Daily Inquirer, Chính phủ Philippines tuyên bố: “Đường 9 đoạn hay 10 đoạn cũng chẳng có nghĩa lý gì, bởi tất cả các tuyên bố chủ quyền quá đáng và vô lý của Trung Quốc sẽ bị bác bỏ”. Manila cũng khẳng định bản đồ mới của Trung Quốc không ảnh hưởng đến việc nước này kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế. Trong khi đó, Ấn Độ cũng chỉ trích dữ dội bản đồ của Trung Quốc. Bởi tấm bản đồ mới này không chỉ nuốt trọn biển Đông mà còn vơ luôn cả bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Chính quyền New Delhi khẳng định bản đồ trên “không thể thay đổi hiện trạng” và thực tế rằng bang Arunachal Pradesh thuộc về Ấn Độ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận