Nút "Like" của Facebook theo dõi người dùng
Phóng to |
Thông điệp lừa đảo hướng dẫn chèn mã Javascript vào trình duyệt để kích hoạt nút Dislike - Ảnh: Sophos |
Dòng thông báo "Facebook now has a dislike button! Click 'Enable Dislike Button' to turn on the new feature!" (tạm dịch: Facebook đã có nút không thích! Nhấn vào 'Kích hoạt nút Không thích' để sử dụng chức năng mới này) dễ làm nạn nhân cả tin nhấn vào, vì một bộ phận người dùng Facebook vẫn mong muốn mạng xã hội này bổ sung nút "Dislike" (Không thích) ở kế bên nút "Like" (Thích) đặc trưng của Facebook.
Mời bạn tham gia trang Fan Page của báo Tuổi Trẻ để cập nhật thông tin mới nhất mỗi ngày: facebook.com/baotuoitre. |
Tuy kỹ thuật lừa đảo này không phải là chuyên nghiệp nhưng đã đánh đúng vào tâm lý người dùng, làm họ mất cảnh giác và tự chui vào rọ.
Nếu đã lỡ click vào thông điệp lừa đảo, bạn cần dò tìm lại trên Wall của mình, loại bỏ các thông điệp lừa đảo tự động xuất hiện và gửi đến bạn bè. Điều này ngăn chặn được việc phát tán và giảm sự lây nhiễm mã độc cho bạn bè. Bước tiếp theo bạn cần cập nhật cơ sở dữ liệu mới nhất cho trình anti-virus trên máy tính rồi tiến hành quét virus để loại bỏ mã độc ẩn nấp trong hệ thống.
Phóng to |
Những nạn nhân bị nhiễm mã độc "Dislike" tự phát tán lên tường nhà bạn bè |
Sau khi đã hoàn tất việc dọn dẹp trên Facebook và máy tính, bạn cần thay đổi mật khẩu (password) tài khoản Facebook ngay lập tức, tiếp tục sử dụng các chức năng bảo vệ tài khoản Facebook như đăng ký số điện thoại di động cho tài khoản để nhận mã bảo mật (đã hỗ trợ người dùng Việt Nam), chức năng chứng thực qua hai lớp bảo vệ mới của Facebook.
Phóng to |
Đăng ký số điện thoại di động cá nhân, nhận mã bảo vệ gửi từ Facebook và dùng mã này để đăng nhập khi có sự cố xảy ra - Ảnh: Facebook |
Cảnh giác trò lừa "Biết ai đang theo dõi bạn trên Facebook"
Không chỉ có Dislike, những kẻ lừa đảo nghĩ ra lắm trò để dụ dỗ các nạn nhân ngây thơ trên mạng xã hội Facebook. Một chiến dịch lừa đảo khác mang tên "Biết ai đang theo dõi bạn trên Facebook" (Checkout Your PROFILE Stalkers) cũng sẽ dẫn bạn đến một trang web hướng dẫn sao chép đoạn Javascript dán (paste) vào địa chỉ trình duyệt web. Đây thực chất là hướng dẫn "tự tay giết mình".
Phóng to |
Trò lừa tương tự như nút "Dislike" - Ảnh: ZDNet |
Và trò lừa "Bạn đã được tag vào video"
Bộ phận bảo mật của Facebook cũng đã lên tiếng cảnh báo về trò lừa đảo với thông điệp gửi đến người dùng có nhiều nội dung thu hút họ click vào, như: "hey (tên tài khoản của bạn) you look so stupid in this video" hay "OMG... why are you in this video" và "hey ... i cant believe youre tagged in this video". Tất cả đều là trò lừa để phát tán mã độc và bạn chớ nên click vào.
Thông điệp lừa đảo rất chuyên nghiệp, kèm theo cả một ảnh thu nhỏ (thumbnail) của trình phát video (video player), giả dạng tương tự như khi bạn chia sẻ một video clip từ YouTube. Một con số người xem ngẫu nhiên và "like" (thích) hiển thị ở kế bên hình ảnh đó. Tuy vậy, tất nhiên chúng cũng đều là giả mạo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận