Phóng to |
Cống đưa nước thải từ nhà máy Vedan ra sông Thị Vải (tại ấp 1, xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai) - Ảnh: Hà Mi |
Theo GS-TS Nguyễn Văn Phước - Viện trưởng Viện môi trường và tài nguyên - đây là một giải phát mới mà một số nước trên thế giới đã dùng và đạt hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm.
Cũng theo ông Phước cây đước của rừng ngập mặn Cần Giờ có khả năng hấp thu các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là các hóa chất độc hại từ ngành thuộc gia như crom mà hiện nay nhiều doanh nghiệp đang xả thải ra sông Thị Vải.
Quá trình “xử lý” ô nhiễm của cây đước không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loại cây này. Tuy nhiên trước khi dẫn nguồn nước ô nhiễm về rừng ngập mặn Cần Giờ, dự án đề ra các giải pháp xử lý cơ bản nguồn nước thải từ các doanh nghiệp thải ra sông Thị Vải.
Dự kiến đến tháng 10-2015, kết quả nghiên cứu dự án này sẽ được công bố chính thức.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Chặn nguồn ô nhiễm, sông Thị Vải mới hồi sinhCứu sông như thể cứu người Phối hợp đánh giá thiệt hại do Vedan gây ra 1.530 hộ dân Cần Giờ thiệt hại do ô nhiễm sông Thị VảiSông Thị Vải bị ô nhiễm: Vedan góp 90%
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận