02/07/2020 10:07 GMT+7

Đừng gây thêm hoang mang, hiểu nhầm!

PGS.TS NGUYỄN VĂN DỮNG (nguyên trưởng khoa báo chí Học viện Báo chí - tuyên truyền)
PGS.TS NGUYỄN VĂN DỮNG (nguyên trưởng khoa báo chí Học viện Báo chí - tuyên truyền)

TTO - Câu chuyện bằng lái gây xôn xao dư luận với những thông tin không đầy đủ về dự thảo Luật giao thông đường bộ trên một số báo. Chuyện càng rối hơn, cái sai bị dẫn dắt đi xa hơn.

Đừng gây thêm hoang mang, hiểu nhầm! - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Văn Dững - Ảnh: T.Đ.

Có một thực trạng đáng buồn hiện nay là báo chí chạy theo những chuyện giật gân câu view, câu like trong cuộc đua với mạng xã hội, báo chí khoác vai mạng xã hội. Hậu quả của nó là báo chí đánh mất dần niềm tin từ bạn đọc, vị trí xã hội quan trọng của mình.

Trong thời kỳ mạng xã hội phát triển như hiện nay, chức năng quan trọng nhất của nhà báo không phải là săn tin đơn thuần, mà là thẩm định nguồn tin, phân tích và đánh giá thông tin, từ đó đưa ra ý kiến, quan điểm. Chỉ khi làm được việc đó, báo chí mới giữ được vai trò như trụ cột thông tin và chiếm giữ vị thế "anh cả". 

Báo chí phải hơn mạng xã hội ở chỗ cung cấp thông tin chính thức, chính thống hoặc thông tin được nhà báo phát hiện, đã thẩm định, đánh giá kỹ lưỡng; từ đó phân tích, bình luận sự kiện và vấn đề thời sự.

Chuyện một số báo đưa tin không đầy đủ và có tính suy diễn về dự thảo Luật giao thông đường bộ vừa qua không còn là chuyện đạo đức nghề nghiệp, mà là chuyện chất lượng nghề nghiệp của nhà báo. Nếu tiếp tục tình trạng báo chí không chọn lọc thông tin, không có phân tích và bình luận tốt, không nâng cấp được chất lượng thông tin của mình, báo chí sẽ mất niềm tin của công chúng, mất thị phần cho mạng xã hội.

Giải pháp cho việc này chính ở đội ngũ những người làm báo. Các nhà báo phải nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp, tự mình chuyên nghiệp hơn. Phóng viên phải có nền tảng kiến thức tốt để thông tin nhanh và tác nghiệp tốt các sự kiện, các vấn đề để giảm bớt sai sót. Nền tảng kiến thức cũng giúp phóng viên có phương pháp tiếp cận nguồn tin và phương pháp phân tích, đánh giá thông tin tốt.

Tương tự câu chuyện đưa tin không đầy đủ về dự thảo Luật giao thông đường bộ, cách đây mấy hôm, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường có nêu ra ý tưởng thu phí rác thải hộ gia đình theo khối lượng. Ngay lập tức mạng xã hội tập trung "nhòm ngó" phát ngôn này. Cũng là chuyện thường tình bởi nó là mối quan tâm của cộng đồng. Có những báo không đi sâu vào bàn hiệu quả lâu dài của chuyện này, mà chỉ xới lên theo hướng chỉ trích ông bộ trưởng và bỏ lửng ở đó.

Tôi nghĩ nếu các cơ quan báo chí mở tuyến bài điều tra về thu gom rác, về kinh phí thu gom rác, đồng thời mở diễn đàn để công chúng tham gia tìm kiếm giải pháp, có lẽ vấn đề sẽ được bàn luận một cách thú vị hơn, hữu ích hơn chăng? Báo chí sẽ hấp dẫn công chúng hơn nếu chú trọng việc kết nối, tổ chức nguồn lực xã hội tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Bằng không, báo sẽ không hơn gì mạng xã hội, thậm chí thua mạng xã hội.

Đừng gây thêm hoang mang, hiểu nhầm! - Ảnh 2.

Các loại GPLX vĩnh viễn đã cấp vẫn còn nguyên giá trị nếu dự thảo luật mới được thông qua - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trách nhiệm cả ba bên

Những xôn xao về việc phân hạng bằng lái theo dự thảo Luật giao thông đường bộ sửa đổi - với cá nhân tôi - chấm dứt ngay khi đọc thông tin trên báo Tuổi Trẻ ngày 1-7: "Chỉ dành cho cấp mới, cấp đổi". Nghĩa là nếu dự thảo được thông qua cũng chỉ áp dụng với các trường hợp cấp mới và những trường hợp bằng lái phải đổi khi đến hạn. Việc này xem ra cũng không thấy có gì phiền hà khi mọi giá trị của bằng lái cũ được đổi ngang theo phân hạng mới.

Nhưng mấy ngày qua, quá nhiều báo và trang tin xã hội đã làm việc không đến nơi đến chốn. Quá nhiều tít tựa giật gân, cộng với sự lan truyền khủng khiếp của mạng xã hội hiện nay làm cho không khí xã hội nhuốm màu tiêu cực bởi đủ lời chửi bới nhiếc móc.

Những thông tin đơn giản, dễ hiểu, ai đó đã không hiểu vẫn bàn tán hoặc chỉ viết nửa chừng sự thật để nhiều người vào đọc và chém gió, ném đá. Câu chuyện đơn giản đã thành rối ren hơn.

Việc thay đổi phân hạng bằng lái theo dự thảo luật, theo thông tin từ bài báo nói trên, để phù hợp thông lệ quốc tế với những ràng buộc cho VN khi hòa nhập cũng là bình thường.

Nhiều cái, nhiều việc trước nay mình cũ kỹ, đơn lẻ, nay trong cuộc chơi toàn cầu thì chuẩn hóa lại cũng chẳng có gì phải ồn ào, mà trái lại đây còn là thể hiện chúng ta biết tôn trọng luật chơi, biết giữ gìn chữ tín...

Rồi nữa, do chưa đủ thông tin, nhiều ý kiến chỉ trích kiểu bằng lái A1 cũ và A1 mới cùng là A1 mà sao lại quy định khác nhau... Bằng nào cũng có ghi rõ thời gian cấp mà, đúng không? Đâu ai nhìn vào chữ A1 để xử phạt! Bằng nào cấp trước khi luật mới có hiệu lực vẫn cứ thế sử dụng (với bằng lái vĩnh viễn) và sử dụng đến ngày đổi bằng (với bằng lái có thời hạn). Có gì đâu mà suy diễn ra việc đổi bằng sẽ mất bao nhiêu tỉ đồng rồi náo loạn cả lên?

Báo chí đã thông tin không đầy đủ, không đi tìm câu trả lời cụ thể là gì và cơ quan soạn thảo khi thấy dư luận ồn ào cũng không kịp thời trả lời cho tương xứng. Và nhiều người đã quá nhanh tay bình loạn trên bàn phím. Những ồn ào mấy ngày vừa qua có trách nhiệm của ba bên, rõ ràng là như thế!

Bạn đọc TRUNG AN

Chuyên gia truyền thông Nguyễn Đình Thành:

Trông cậy sự chuyên nghiệp của nhà báo

chuyen gia nguyen dinh thanh 2(read-only)

Trong thời đại số, người đọc phải đối diện với một biển thông tin, khó có thể phân biệt thật giả, mức độ tin cậy. Trong bối cảnh đó, báo chí được tin cậy nhiều hơn vì tin tưởng vào uy tín của tờ báo và mức độ chuyên nghiệp của các nhà báo. Thông tin từ nhà báo không chỉ cần kịp thời mà còn phải đúng, đủ, đáng.

Nếu chỉ kịp thời mà quên đi các yếu tố còn lại có thể khiến nhiễu loạn thông tin, xã hội bức xúc. Thông tin trên báo cần đúng thực tế, đủ các góc nhìn và đáng để xã hội quan tâm để không xảy ra việc đưa tin "nhanh ẩu đoảng".

Nhà báo, giảng viên báo chí Hồ Bất Khuất:

Thông tin sai, phải xin lỗi

nb gv ho bat khuat 2(read-only)

Nhiệm vụ quan trọng của phóng viên là thẩm định sự chính xác của thông tin. Thông tin liên quan đến chủ trương chính sách, nhà báo phải đọc lại văn bản gốc, phải xác định rõ mục đích của bài viết. Cần hỏi chuyên gia hoặc cơ quan ra chính sách nếu chưa rõ. Nếu muốn phản biện, phê phán càng thận trọng hơn. Một điều nữa, hãy kiểm tra lại cẩn thận trước khi viết. Nếu nhà báo thông tin sai phải xin lỗi và đính chính đàng hoàng với người đọc.

Thiên Điểu ghi

Phân hạng bằng lái mới không ảnh hưởng hiệu lực bằng lái đã cấp Phân hạng bằng lái mới không ảnh hưởng hiệu lực bằng lái đã cấp

TTO - Đại diện ban soạn thảo Luật giao thông đường bộ mới cho biết bằng lái A1 chỉ lái xe đến 125 phân khối và bằng B1 chỉ lái môtô 3 bánh sẽ không ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của bằng lái A1 và B1 hiện nay.

PGS.TS NGUYỄN VĂN DỮNG (nguyên trưởng khoa báo chí Học viện Báo chí - tuyên truyền)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên