10/01/2014 15:01 GMT+7

Đừng chỉ xoay ngôn ngữ của chúng ta quanh tính dục

 NT2M
 NT2M

TTO - Bài viết "Trò chơi bú bia không hẳn là gợi dục trần trụi" của PGS.TS NGUYỄN VĂN TIỆP tiếp tục thu hút nhiều ý kiến tranh luận từ bạn đọc. Để rộng đường dư luận, đồng thời cung cấp một góc nhìn mới, TTO giới thiệu bài viết của bạn đọc NT2M.

Trò chơi bú bia không hẳn là gợi dục trần trụi Phản cảm trò thanh niên, thiếu nữ thi bú... bia!Tranh cãi quanh trò chơi... bú bia

8y22roXa.jpgPhóng to
Hình ảnh trò chơi bú bia xuất hiện tại một nhà hàng ở Đà Nẵng tối 31-12-2013 - Ảnh: H.K.

Trong bài viết có đoạn: “Nhưng dưới lăng kính khác, hình ảnh một chàng trai đã đến tuổi trưởng thành được cô gái cho bú bình thì mang tính gợi dục. Vì núm bình là biểu tượng của nhũ hoa phụ nữ, một bộ phận nhạy cảm trong hành vi tính dục. Biểu tượng văn hóa vốn mang tính đa nghĩa, dùng cái này để nói cái khác và cái khác lại được diễn giải khác nhau”.

Tôi thuộc thế hệ 9X lại có cách nghĩ hoàn toàn khác.

1- Với trường hợp thứ hai, theo tôi đó không phải là biểu tượng văn hóa, đặc biệt là ở Việt Nam.

2- Ở hình ảnh em bé bú mẹ, nó tượng trưng cho tình mẫu tử, cho sự ngây thơ của em bé đang được nuôi dưỡng bởi một phần cơ thể người mẹ và tự đáy lòng ai cũng cảm nhận được hình ảnh đó là thiêng liêng.

Ở hình ảnh nam giới trưởng thành được cô gái cho bú bình, có ai cho là thiêng liêng không? Hay đó chỉ đơn thuần là hành vi mô phỏng tình dục một cách lộ liễu? Có những sự việc nhìn hao hao, liên tưởng đến nhau nhưng ý nghĩa của nó xem ra hoàn toàn khác biệt. Đừng đánh đồng chúng với nhau, thật sự rất khó coi! Đừng trách người xem nghĩ bậy bởi chính người tổ chức muốn và hướng họ nghĩ như thế!

Sau đó, tác giả lại chuyển hướng sang phân tích khía cạnh tình dục để người đọc lu mờ sự khác biệt giữa hai hình ảnh khác biệt trên và dễ dàng chấp nhận quan điểm của tác giả khi đọc đoạn kết! Thưa tác giả, nếu không có tình dục thì loài người vẫn phát triển vì có rất nhiều công nghệ hỗ trợ sinh sản hiện nay. Tình dục chỉ là khía cạnh tâm sinh lý thôi!

“Hiện nay, trong các cuộc nhậu, trong đợt đi du ngoạn của những nhóm bạn người ta nói hết mọi chuyện từ gia đình đến xã hội nhưng chủ đề tình dục vẫn lôi cuốn hơn cả từ quan chức đến người dân bằng những bài thơ, truyện kể đến mức dung tục nhằm nối kết và chia sẻ lẫn nhau. Và mọi người tham gia lại rất hào hứng về chủ đề này”. Đúng là thực trạng này khá phổ biến, đây là nhận xét mà tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng điều này khiến tôi có cảm giác người Việt chúng ta rất thích những thứ dung tục và khả năng trao đổi ngôn ngữ về những thứ xung quanh quá nghèo nàn tới mức chỉ biết lấy chuyện tình dục ra đùa cợt?

Bài viết cũng có đoạn: "Hiện nay, trong các cuộc nhậu, trong đợt đi du ngoạn của những nhóm bạn người ta nói hết mọi chuyện từ gia đình đến xã hội nhưng chủ đề tình dục vẫn lôi cuốn hơn cả từ quan chức đến người dân bằng những bài thơ, truyện kể đến mức dung tục nhằm nối kết và chia sẻ lẫn nhau. Và mọi người tham gia lại rất hào hứng về chủ đề này". Mọi người có nhu cầu trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giường chiếu hào hứng và mãnh liệt đến thế sao? Cá nhân tôi lại không cho là như thế. Có rất nhiều thứ để chúng ta trao đổi: tình bạn, cách cư xử trong gia đình, công việc hằng ngày, trao đổi kinh nghiệm kinh doanh… và còn rất nhiều thứ hữu ích cho cuộc sống mà chúng ta cần chia sẻ với nhau.

Phải chăng kinh tế Việt Nam trì trệ một phần cũng bởi người Việt toàn chăm chăm trao đổi về tình dục, như vậy thì chúng ta sống về phần CON quá nhiều so với phần NGƯỜI. Nếu trao đổi mà ra được công trình khoa học, cống hiến cho nhân loại hay chỉ là giải quyết các vấn về sức khỏe sinh sản thì tôi mừng rớt nước mắt!

Tiếp theo là đoạn “Trong sinh hoạt văn hóa hiện nay có hai kênh: kênh chính thống do các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị xã hội khác tổ chức thì các yếu tố tính dục không thể hiện diện vì được định hướng về tính trang nghiêm và chuẩn mực của nó”.

Đúng vậy, kênh chính thống của cơ quan nhà nước là nơi tuyên truyền thông báo tin tức quan trọng như kinh tế, đối nội đối ngoại, sức khỏe, khoa học, nông nghiệp… để phát triển đất nước, để tháo gỡ khó khăn đang chất chồng chứ không có chỗ cho phần CON bộc lộ.

“Bên cạnh đó có kênh sinh hoạt văn hóa phi chính thống nằm ở ngoài lề thì nó thoát khỏi tính quy chuẩn để đáp ứng những nhu cầu thường nhật của con người. Con người được tự do hơn, phóng túng hơn để giải tỏa những ẩn ức trong cuộc sống kể cả nhu cầu tính dục".

Thiết nghĩ đã đến lúc Nhà nước thắt chặt hơn việc phát sóng và nội dung của các kênh này, có quá nhiều chương trình phô bày da thịt và PR cho người nổi tiếng về phô bày da thịt. Tôi nhớ có lần một cô gái bỗng dung nổi tiếng vì vòng một quá khủng, khoe hình “gợi cảm” trên mạng và được mời làm khách cho một trò chơi truyền hình và giao lưu với các bạn trẻ. Có vẻ các nhà đài rất nhạy bén đầu tư mà lờ đi ý nghĩa các chương trình?

Hay họ đang cổ xúy cho việc các em gái hãy phô bày nhiều hơn, gây xìcăngđan nhiều hơn, các em sẽ có danh tiếng (xin lỗi chứ từ gốc của nó là "tai tiếng”) và tiền bạc. Thế nên chả trách chỉ một thời gian ngắn mà nhiều cô gái có nhan sắc không ngần ngại lột, nổi lên trào lưu "nào chúng ta cùng lột" để nổi tiếng, được mọi người bàn tán và có khi nhảy vào mắt đại gia rồi giàu có! Có thể các bạn bất chấp dư luận vì cái các bạn có là đánh đổi! Hãy cẩn thận, bởi vì tỉ lệ lột nghịch với nhận thức và tự trọng.

“Vì vậy hình ảnh chơi bú bình bia không hẳn là hành vi mang tính gợi dục trần trụi mà là những sáng kiến trong việc tìm kiếm trò diễn mới vui vẻ, hài hước, tạo nên sự phấn khích của mọi người, gây hiệu ứng cộng cảm cộng đồng…”. Tác giả đã có cuộc khảo sát nào về vấn đề này chưa hay chỉ là quy chụp rằng từ ngữ dung tục gây phấn khích và gây hiệu ứng cộng cảm cộng đồng? Đa số bạn bè tôi lại phản đối sự thống kê đầy mập mờ và chung chung này!

“Mới lạ, hài hước, tạo sự phấn khích” - chỉ nhiêu đó thôi thì không gọi là sáng kiến. Có nhiều cách để gây tiếng cười mà không cần yếu tố dung tục. Nhân đây tôi xin nói một chút về “hài kịch”, với những người mà tôi biết, có cả người Nam lẫn Bắc, đa số đều thích hài miền Nam vì nó không những đảm bảo yếu tố trào phúng, mang lại sự vui vẻ mà có rất ít hoặc không có các yếu tố dung dục.

Ngược lại, phần nhiều hài miền Bắc lại mang quá nhiều, thậm chí nội dung chả liên quan mà cũng lôi chuyện tình dục vào, lấy những ý nghĩ bậy bạ mà câu khách trong khi người xem mong đợi nhiều hơn thế! Nghe một lần, hai lần thì tạm được, nhưng lạm dụng thì trở thành trò lố! Hãy lôi kéo người xem bằng cách vận dụng ngôn ngữ Việt Nam thật nhẹ nhàng tinh tế! Đừng chỉ xoay ngôn ngữ của chúng ta quanh tính dục.

 NT2M
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    c\u1ee7a PGS.TS NGUY\u1ec4N V\u0102N TI\u1ec6P ti\u1ebfp t\u1ee5c thu h\u00fat nhi\u1ec1u \u00fd ki\u1ebfn tranh lu\u1eadn t\u1eeb b\u1ea1n \u0111\u1ecdc. \u0110\u1ec3 r\u1ed9ng \u0111\u01b0\u1eddng d\u01b0 lu\u1eadn, \u0111\u1ed3ng th\u1eddi cung c\u1ea5p m\u1ed9t g\u00f3c nh\u00ecn m\u1edbi, TTO gi\u1edbi thi\u1ec7u b\u00e0i vi\u1ebft c\u1ee7a b\u1ea1n \u0111\u1ecdc NT2M." />