25/01/2022 08:00 GMT+7

Đột quỵ ngày Tết, giải pháp nào giúp người huyết áp cao 'tự vệ'?

T.D.V
T.D.V

Thống kê cho thấy, các ca đột quỵ do tăng huyết áp có xu hướng gia tăng trong và sau Tết nguyên đán.

Đột quỵ ngày Tết, giải pháp nào giúp người huyết áp cao tự vệ? - Ảnh 1.

Theo thông tin chia sẻ từ GS. TS Nguyễn Văn Thông: "Thống kê hàng năm cho thấy, tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp nhập viện do đột quỵ trong và sau Tết tăng khoảng 15 - 30% so với bình thường."

Người bệnh tăng huyết áp nên làm thế nào để kiểm soát huyết áp, phòng ngừa đột quỵ hiệu quả? Hãy cùng lắng nghe lời khuyên từ chủ tịch hội đột quỵ Việt Nam.

Cảnh báo: tăng nguy cơ đột quỵ ở người tăng huyết áp dịp Tết

Tết nguyên đán là dịp để các gia đình cùng nhau du xuân, thăm họ hàng, người thân…. Dù trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp và những hoạt động này đã được tiết chế nhưng vẫn khiến sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng.

Những xáo trộn trong ăn uống và sinh hoạt cũng như "mải vui" khiến việc dùng thuốc không được đúng - đủ, đều có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Đây là thông tin cảnh báo được GS. TS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam đưa ra trong chương trình Truyền hình trực tuyến với chủ đề "Đông Tây y kết hợp trong kiểm soát huyết áp, ngừa đột quỵ dịp Tết" do Báo Sức khỏe & Đời sống kết hợp cùng nhãn hàng Hạ áp Ích Nhân tổ chức vào ngày 24/01 vừa qua.

Có 2 loại đột quỵ chính:

- Đột quỵ do chảy máu: Đối với người tăng huyết áp, đặc biệt là người cao huyết áp lâu năm mạch máu đã bị xơ vữa, khi huyết áp tăng cao khó tránh khỏi tình trạng vỡ mạch do ở não có nhiều mạch máu nhỏ, khả năng chịu áp lực kém.

- Đột quỵ do tắc mạch: Đa số thực phẩm Tết có chứa lượng cholesterol lớn, hàm lượng cholesterol trong máu quá cao sẽ làm lắng đọng trên thành động mạch, gây ra xơ cứng động mạch, gây tăng huyết áp, thậm chí hình thành các cục máu đông gây tắc mạch, dẫn đến đột quỵ.

Đó là lý do tại sao việc kiểm soát tăng huyết áp là rất quan trọng để giảm nguy cơ bị đột quỵ, đặc biệt trong dịp lễ Tết. Chính vì vậy, theo GS. Nguyễn Văn Thông, để có thể yên tâm sống khỏe với huyết áp cao, người bệnh cần lưu ý:

- Dinh dưỡng: Nên hạn chế các món ăn có chứa nhiều mỡ, nhiều muối như thịt đông, dưa hành, củ kiệu… Với bánh chưng, bánh tét, … chỉ nên giới hạn ở 100gr/ngày vào bữa sáng và trưa

- Bia rượu: Người bệnh tăng huyết áp mỗi ngày không nên uống quá 50ml rượu mạnh, hoặc 125ml rượu vang, hoặc 300ml bia.

Đột quỵ ngày Tết, giải pháp nào giúp người huyết áp cao tự vệ? - Ảnh 2.

Tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính cần sử dụng thuốc lâu dài để ổn định huyết áp, ngừa đột quỵ


- Dùng thuốc: Trước Tết, người bệnh nên kiểm tra huyết áp và dự trữ lượng thuốc đủ để sử dụng trong 2-4 tuần. Trong Tết, mang theo máy đo huyết áp và thuốc bên mình mỗi ngày, uống thuốc đúng - đủ - đều. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược để hạ và ổn định huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ.

Đông Tây y kết hợp đúng cách giúp kiểm soát huyết áp, ngừa đột quỵ dịp Tết

Theo GS. TS Nguyễn Văn Thông, tăng huyết áp là bệnh mạn tính, nếu muốn ổn định huyết áp và phòng ngừa đột quỵ, người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị huyết áp lâu dài kết hợp điều chỉnh lối sống theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc tây y có tác dụng nhanh trong hạ huyết áp, nhưng vì một số tác dụng phụ như: ho, dị ứng… hay những ảnh hưởng đến gan, thận, lờn thuốc…. khiến người bệnh dễ nảy sinh tâm lý e ngại, tự ý giảm hoặc ngừng thuốc gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Xu hướng Đông Tây y kết hợp trong điều trị tăng huyết áp đang được áp dụng nhằm phát huy được thế mạnh của cả y học cổ truyền và y học hiện đại, nâng cao hiệu quả kiểm soát huyết áp lâu dài và phòng ngừa tai biến.

GS. Nguyễn Văn Thông cho hay: "Y học cổ truyền Việt Nam có rất nhiều phương thuốc hay hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp như: Địa long, Hòe hoa, Nattokinase và các vị thuốc khác trong bài "Giáng áp hợp tễ"...

Đột quỵ ngày Tết, giải pháp nào giúp người huyết áp cao tự vệ? - Ảnh 3.

Phương thuốc cổ truyền hỗ trợ kiểm soát huyết áp và phòng ngừa đột quỵ


- Địa long với enzyme Fibrinolytic giúp thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi huyết Fibrin – tác nhân chính hình thành nên cục máu đông, giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ.

- Nattokinase: là Enzym giúp nâng cao hiệu quả tiêu hủy huyết khối, nhờ đó không gây ra các biến chứng chảy máu, đồng thời giúp ngăn ngừa cục máu đông tái hình thành.

- Hòe hoa chứa hàm lượng Rutin cao từ 6 - 30% với tác dụng tăng độ bền của thành mạch máu, tăng sức dẻo dai chịu đựng của mao mạch, hạn chế nguy cơ vỡ, đứt mạch máu.

- Bài Giáng áp hợp tễ giúp huyết áp hạ xuống dần và ổn định không bị dao động. Đồng thời, còn có tác dụng an thần, nâng cao thể trạng, giúp giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, giúp bệnh nhân ngủ ngon, tinh thần thư thái và hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây.

Khi kết hợp các dược liệu này sẽ hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao và hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, để người bệnh tăng huyết áp có thể yên tâm đón Tết Nhâm Dần vui khỏe!

Đột quỵ ngày Tết, giải pháp nào giúp người huyết áp cao tự vệ? - Ảnh 4.

Hạ Áp Ích Nhân có mặt hơn 10 năm trên thị trường, được chuyên gia và người bệnh tin dùng


T.D.V
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên