08/10/2021 08:54 GMT+7

Đối phó nguy cơ dịch lây lan

PGS.TS TRẦN VĂN HIẾU (Trường đại học Khoa học  tự nhiên, ĐHQG - TP.HCM)
PGS.TS TRẦN VĂN HIẾU (Trường đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG - TP.HCM)

TTO - Số ca mắc COVID-19 ở điểm nóng TP.HCM, Bình Dương đang giảm nhưng thực tế cho thấy số ca nhiễm có xu hướng tăng tại một số tỉnh khác, nhất là những nơi có hàng chục ngàn người trở về nhà từ vùng dịch.

Đối phó nguy cơ dịch lây lan - Ảnh 1.

Đồ họa: T.V.H.

Các địa phương này tỉ lệ người được tiêm chủng còn thấp, nhân lực và cơ sở vật chất y tế còn khó khăn, thiếu thốn.

Chiến lược nào để vừa đảm bảo giảm lây nhiễm, hạn chế tối đa tỉ lệ lây nhiễm, vừa tăng khả năng điều trị, hạn chế ảnh hưởng đến kinh tế? Một mô hình hiện nay được rất nhiều nước đề cập trong việc chống đại dịch COVID-19 là mô hình "Phômai Thụy Sĩ" (ảnh), trong đó kết hợp các biện pháp liên quan tới cá nhân và tới cộng đồng.

Không có lớp bảo vệ nào là hoàn hảo, mỗi cái đều có lỗ hổng, và khi các lỗ thẳng hàng, nguy cơ mắc sẽ tăng lên. Nhưng khi nhiều lớp được kết hợp như giữ khoảng cách, F0 ở nhà, cộng với khẩu trang, rửa tay, hạn chế sờ lên mặt, hạn chế tiếp xúc nơi công cộng, kiểm tra và truy tìm F0, cách ly người nhiễm khỏi cộng đồng, thông tin giải pháp từ Chính phủ sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tổng thể. Và tiêm phòng sẽ tạo thêm một lớp bảo vệ cuối cùng.

Một khi có phômai thì ắt hẳn sẽ có chuột. Con chuột "thông tin sai lệch" có thể gặm thủng bất kỳ lớp nào trong số đó. Những người không chắc chắn về một biện pháp nào đó có thể bị lung lay bởi một người "to miệng" tuyên bố thông tin sai về phòng chống dịch.

Tất cả chúng ta đều là thành viên của một xã hội với trách nhiệm giữ cộng đồng an toàn hơn. Các tỉnh tổ chức xét nghiệm sàng lọc và cách ly những người về từ vùng dịch là việc hết sức cần thiết để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh dịch tại địa phương. Đồng thời, nghiêm túc tuân thủ 5K trong khi đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng tối thiểu một mũi cho tất cả người dân. Những biện pháp này hoàn toàn không mới nhưng cần được kết hợp đồng thời, chứ không tuần tự ở quy mô quốc gia, không đơn thuần ở một tỉnh thành nào.

Dựa trên "bài học" từ TP.HCM, các tỉnh thành cần có điều chỉnh các biện pháp để sẵn sàng đối phó khi dịch lan rộng như đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng theo mức độ ưu tiên, chuẩn bị sẵn hệ thống giường chăm sóc đặc biệt, nguồn cung cấp oxy, gói thuốc cho F0 điều trị ở nhà, đào tạo cấp tốc đội ngũ lấy mẫu xét nghiệm... càng sớm càng tốt. Hãy chung tay chuẩn bị các biện pháp, lớp bảo vệ ở quy mô quốc gia mới hy vọng kiểm soát được dịch và chung sống có kiểm soát với virus được.

Tin sáng 8-10: 157.000 người đã về quê, trong đó hơn 1.000 người có kết quả dương tính Tin sáng 8-10: 157.000 người đã về quê, trong đó hơn 1.000 người có kết quả dương tính

TTO - Sáng nay 8-10, thông tin từ Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết trong hôm nay sẽ có phương án đi lại giữa TP.HCM và Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh. Từ ngày 1-10 đã có trên 157.000 người từ 19 tỉnh thành phía Nam về quê.

PGS.TS TRẦN VĂN HIẾU (Trường đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG - TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên