* Di dời các trường đại học, nâng cao chất lượng giáo dục và y tế, triển khai các trung tâm vui chơi giải trí về các vùng ven chắc chắn sẽ giảm bớt áp lực cho TP. Hằng ngày, quan sát dòng người lưu thông (sáng: vào trung tâm; chiều: ra) các nhà hoạch định cũng có thể đưa ra những giải pháp thích ứng.
* Tôi rất ủng hộ việc xây các đô thị vệ tinh để giảm áp lực cho khu vực trung tâm.
Theo tôi, chúng ta đã mắc sai lầm trong việc chọn lĩnh vực đầu tư đột phá, thay vì quá tập trung nguồn lực vào việc mở đường, chúng ta lẽ ra nên dồn sức phát triển hệ thống giao thông công cộng trước để kết nối khu vực trung tâm và các đô thị vệ tinh.
Hiện nay, nếu bạn sống ở đô thị vệ tinh thì làm sao có thể tiếp cận nhanh với các dịch vụ như giáo dục, y tế, tài chính... tốt ở khu vực trung tâm? Đa số người dân sử dụng xe máy và họ sẽ rất ngại việc di chuyển hàng chục kilômet từ nhà vào trung tâm cho dù đường sá có rộng rãi.
* Công tác tư vấn đô thị rất quan trọng và giúp tiết kiệm chi phí. TP nên mạnh dạn mời tư vấn nổi tiếng của nước ngoài vào tư vấn quy hoạch đô thị vì đây là một chuyên ngành khá phức tạp, trong nước hiện chưa đủ khả năng. TP cần mạnh dạn đột phá trong vấn đề này và tập trung quản lý (giữ) quy hoạch, không bị phá vỡ trong 10-15 năm sẽ hình thành một đô thị hiện đại...
* Suy cho cùng, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chính là con người. TP.HCM hãy đặt những con người tốt nhất, tâm huyết nhất và có năng lực vào vị trí của họ, tạo điều kiện tốt nhất để họ làm việc.
Bên cạnh đó là mạnh dạn thanh lọc những cá nhân yếu kém gây ảnh hưởng xấu trong bộ máy. Thêm một điều nữa là cần có thời gian cho những người có tài, có đức thể hiện mình.
Bộ máy thực hiện đổi mới cần phải duy trì sự thống nhất, ổn định lâu dài, chứ nếu những người làm việc tốt chỉ làm theo nhiệm kỳ vài năm rồi chuyển đi mà không có những người kế cận tài năng, tâm huyết như thế thì tình hình sẽ lại như cũ thôi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận