Rạch nước cạn trơ đáy tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Ảnh chụp sáng 1-3 - Ảnh: KHÁNH TRẦN
Theo đó xu thế xâm nhập mặn từ ngày 1 đến 15-3 sẽ diễn biến phức tạp: Từ ngày 1 đến 5-3 độ mặn giảm dần, giảm chậm: Từ ngày 6 đến 10-3 xâm nhập mặn tăng dần, độ mặn sẽ tăng cao trong ngày 10-3.
Từ ngày 11 đến 15-3, xâm nhập mặn tiếp tục tăng và đạt mức cao nhất từ ngày 11 đến 13-3.
Độ mặn cao nhất trong đợt này ở mức tương đương và cao hơn đợt mặn giai đoạn giữa tháng 2 và cùng kỳ năm 2016.
Chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau:
Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 87-110km.
Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn 55-60km.
Sông Hàm Luông: Phạm vi xâm nhập mặn 68-78km.
Sông Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 55-68km.
Sông Hậu: Phạm vi xâm nhập mặn 60-67km.
Sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn 50-58km.
Cơ quan chức năng cảnh báo trong giai đoạn đầu tháng 3, do ảnh hưởng của kỳ triều thấp, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cần tranh thủ tích trữ nước ngọt.
Trong đợt mặn cao điểm giữa tháng, các địa phương hạn chế tưới (tưới nước tối thiểu) nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất; đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn.
Xu thế nguồn nước và xâm nhập mặn trong mùa khô 2020
Dự báo dòng chảy trên sông Mekong về đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 3 ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm và năm 2016 từ 5-20%.
Tình trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục diễn ra gay gắt trong tháng 3, đặc biệt là thời kỳ từ 11 đến 15-3, sau đó có xu thế giảm dần đến cuối tháng 3.
Xâm nhập mặn các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn duy trì ở mức cao tới cuối tháng 4, sau đó có khả năng giảm dần.
Trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài kết hợp với tăng sử dụng nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập sẽ làm cho tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn kéo dài hơn và trầm trọng hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận