06/12/2021 18:04 GMT+7

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống

VIÊN VY
VIÊN VY

TTO - Xuất phát từ sự quan tâm đặc biệt với trang phục truyền thống, Trần Thị Thanh Phương - cựu sinh viên ngành thiết kế công nghiệp tại Trường đại học Kiến trúc TP.HCM - đã thực hiện boardgame Cờ Áo Việt cho đồ án tốt nghiệp.

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 1.

Boardgame cờ áo Việt

"Mình cũng rất thích chơi boardgame. Mình mong muốn quảng bá, tôn vinh lịch sử áo dài, đặc biệt là tiếp cận được nhiều đối tượng trẻ hơn, giúp họ có thêm kiến thức về trang phục này. Vì thế, mình muốn thử tạo ra một boardgame vừa mang tính giải trí vừa mang tính giáo dục trong đồ án cuối cùng ở thời sinh viên của mình", Phương nói về ý tưởng làm đồ án tốt nghiệp.

Trước khi bắt tay vào việc thiết kế, Phương mất khoảng 2 tháng để thu thập thông tin. Cô đi đến các bảo tàng áo dài, sưu tầm tài liệu từ sách, báo, tranh, cũng như tra kỹ các nghiên cứu trên mạng để có tư liệu chính xác nhất.

Mỗi quân cờ được Thanh Phương chú trọng đến từng chi tiết, như chất liệu, màu sắc, họa tiết, cách vấn tóc... để phù hợp với 5 mẫu nổi bật mang ý nghĩa như những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của áo dài: áo tứ thân, áo ngũ thân, áo dài Lemur, áo dài Raglan và áo dài cổ thuyền. Những địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng, Nhà hát lớn, tòa nhà Bitexco,... cũng được Phương đưa vào cuộc đua của những quân cờ.

Quá trình triển khai ý tưởng trên giấy thành sản phẩm thật cần rất nhiều công đoạn, cũng như tình hình thực tế khiến Thanh Phương phải thay đổi và bỏ một số chi tiết.

"Mình phải chia bộ cờ thành nhiều phần, tìm nhiều xưởng khác nhau để gia công, vì nhiều chỗ không nhận số lượng ít. May quá mình cũng xong kịp", Phương cười.

Dự án này còn lọt vào Top 25+5 cuộc thi Designed By Vietnam trong khuôn khổ Tuần lễ thiết kế Việt Nam - Vietnam Design Week 2021 với chủ đề "Đánh thức truyền thống" (Awakening Traditions). Khi dự án được cộng đồng mạng chú ý và đón nhận nhiệt tình, Phương cho biết rất vui và tự hào vì mục đích ban đầu của mình đã thành công một phần nào đó.

Trong tương lai, Phương còn mong muốn phát triển bộ cờ thêm nhiều phiên bản như các địa danh nổi tiếng ở Huế hay Hà Nội. "Mình cũng rất hứng thú với cổ phục Việt Nam. Mình mong bản thân trong tương lai sẽ tạo ra thêm nhiều sự kết hợp thú vị từ boardgame và văn hóa Việt", Phương nói.

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 2.

Thiết kế mặt trước 5 quân cờ chính

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 3.

Thiết kế mặt sau 5 quân cờ chính

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 4.

Hệ thống thẻ và quân cờ

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 5.

Hệ thống thẻ bài áo dài tứ thân và ngũ thân

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 6.

Hệ thống thẻ bài áo dài cổ thuyền

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 7.

Boardgame Cờ Áo Việt

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 8.

Bản thiết kế hệ thống ô di chuyển

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 9.

Thiết kế logo và hộp ngoài của bộ cờ

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 10.

Thiết kế có tính thẩm mỹ cao của boardgame Cờ Áo Việt

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 11.

Quá trình mài mịn quân cờ

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 12.

Quá trình gia công sản phẩm

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 13.

Hộp ngoài của bộ cờ

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 14.

Hệ thống thẻ bài áo dài Lemur và Raglan

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 15.

Hệ thống ô di chuyển trên thực tế

Đồ án Cờ Áo Việt của cô gái mê trang phục truyền thống - Ảnh 16.

Boardgame Cờ Áo Việt - Hình ảnh do nhân vật cung cấp

Bạn trẻ miệt mài với nét vẽ trên vải áo dài Bạn trẻ miệt mài với nét vẽ trên vải áo dài

TTO - Trên đường Công Trường Quốc Tế (Q.3, TP.HCM) có một lớp học dạy về sự tỉ mỉ với từng nét vẽ trên vải áo dài, bởi chỉ cần 'đi nét cọ nào là chết nét cọ đó'.

VIÊN VY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên